Hiện nay, nhiều người tiêu dùng Việt Nam bị thu hút bởi các sản phẩm trên nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới nhờ mức giá rẻ và sự đa dạng về mẫu mã. Tuy nhiên, việc mua sắm trên các nền tảng chưa đăng ký và chưa được cơ quan nhà nước quản lý có thể dẫn đến rủi ro.
Cơ quan Tư pháp Liên minh châu Âu (Eurojust) thông báo, một chiến dịch toàn cầu vừa được triển khai đã giúp triệt phá một trong những nền tảng mã độc lớn nhất thế giới. Đây được cho là bước tiến mới của giới chức thế giới trong việc ngăn chặn hành vi phạm tội trên không gian mạng.
Trong tháng 10/2024, các lực lượng chức năng tại Hà Nội đã phát hiện và xử lý 2.295 vụ vi phạm liên quan đến hàng lậu, hàng giả và gian lận thương mại. Tổng số tiền thu nộp ngân sách gần 300 tỷ đồng, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và ổn định thị trường.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã hoàn tất quá trình điều tra vụ án vận chuyển trái phép hơn 2,3 kg ma túy từ Cộng hòa Séc về Việt Nam.
Mặc dù các quy định pháp luật đã nghiêm cấm việc ngân hàng “ép” khách hàng mua bảo hiểm khi vay vốn nhưng tình trạng này vẫn “âm thầm” diễn ra, gây bức xúc cho người dân. Nhiều ý kiến cho rằng, đã đến lúc ngân hàng và bảo hiểm “ai về nhà nấy”.
Việc dự trữ nhiên liệu trong những chuyến đi xa hoặc để tại nhà thường được người dân áp dụng nhưng cách này chưa chắc đã an toàn và hiệu quả.
Toàn bộ số hàng hóa bị thu giữ do không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ và đã được xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, giá vàng nhẫn đang chịu tác động từ việc giá thế giới tăng mạnh, ngoài ra còn do yếu tố tâm lý, sự kỳ vọng của người tiêu dùng và tác động từ các chính sách trong nước...
Theo cập nhật mới nhất trong cuộc họp thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 17/10, các công dân Việt Nam tại khu vực Trung Đông hiện vẫn an toàn…