Dự kiến, Việt Nam có thể thu hút lượng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở mức kỷ lục, khoảng 39-40 tỷ USD cho cả năm 2024. Trong bối cảnh đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ bên ngoài, điều này cho thấy khả năng phục hồi và sức hấp dẫn của nền kinh tế Việt Nam.
Cục Thống kê Hà Nội cho biết, 7 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố thu hút 1,3 tỷ USD vốn FDI, tăng 65% so với cùng kỳ năm 2023. Với kết quả này, Hà Nội đứng top 5 về thu hút FDI.
Cần tập trung tối đa nguồn lực, giải pháp để nâng hạng thị trường chứng khoán, thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, qua đó cùng doanh nghiệp nâng tầm toàn bộ nền kinh tế.
Đại diện Dragon Capital nhận xét Việt Nam rất chú trọng vào thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng lại ít biện pháp khuyến khích dòng vốn đang rót gián tiếp vào các doanh nghiệp trong nước.
Kinh tế nửa đầu năm chứng kiến đà phục hồi được cải thiện qua từng tháng với một số điểm sáng về xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhưng vẫn còn tiềm ẩn không ít rủi ro đe dọa đến triển vọng tăng trưởng.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, xét về số dự án, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới (chiếm 28,3%); Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 24,1%) và góp vốn mua cổ phần (chiếm 26,3%)...
Đã nhiều năm trôi qua, thị trường chứng khoán Việt Nam chưa đón thêm một tân binh nào là doanh nghiệp FDI. Mặc dù cũng có le lói vài cái tên "đánh tiếng" nhưng đến nay vẫn “bặt vô âm tín”…
Trong bốn tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư nước ngoài đã đạt 6,28 tỷ USD, mức cao nhất của bốn tháng đầu năm trong thời gian năm năm qua.
Trong bối cảnh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đón làn sóng FDI cao kỷ lục, Công ty Cổ phần Sonadezi Châu Đức (mã cổ phiếu SZC) ghi nhận mức lãi ròng quý 1/2024 tăng gấp 5,5 lần so với cùng kỳ năm trước.
Doanh nghiệp nội khát vốn, kiệt quệ trong bức tranh kinh tế đang phục hồi, ổn định vĩ mô được đảm bảo đặt ra nhiều câu hỏi lớn trong cơ cấu tăng trưởng của Việt Nam.