Hoạt động xúc tiến thương mại sôi nổi, tích cực trong thời gian qua đã góp phần phát triển thị trường, kích thích tiêu dùng trong và ngoài nước, qua đó thúc đẩy sản xuất, duy trì và phát triển hoạt động xuất nhập khẩu.
Hoạt động xuất khẩu đã lấy lại được đà phục hồi và tăng trưởng trở lại trong quý II, tuy nhiên tính chung 6 tháng kim ngạch vẫn giảm 12,1% so với cùng kỳ, các doanh nghiệp đang đối mặt với khó khăn chồng chất khi đơn hàng bị cắt giảm.
Trong bối cảnh thế giới, khu vực biến động nhanh, phức tạp, khó lường, nhiều vấn đề vướng mắc trong nội tại nền kinh tế đã tích tụ qua thời gian, ngành Công Thương đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong 6 tháng đầu năm 2023, góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Từ những thị trường “láng giềng” trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore,… đến các thị trường khó tính hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ, Anh,… vải thiều Việt Nam đã được đẩy mạnh xuất khẩu đến hơn 30 quốc gia/vùng lãnh thổ. Trong kết quả này không thể không kể đến những đóng góp của hệ thống Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài khi đã tích cực phát huy vai trò “cầu nối”xúc tiến thương mại thời gian qua.
Mới đây, dàn KOL quy tụ tại tỉnh Bắc Giang đã bán hết 23 tấn vải thiều bằng hình thức livestream trên TikTok. Tận dụng sức mạnh của mạng xã hội, nông sản hoàn toàn có thể trở thành mặt hàng quen thuộc trong giỏ hàng của người trẻ.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội đã kiểm tra 2.713 vụ, xử lý 2.554 vụ buôn lậu gian lận thương mại và hàng giả, với tổng số tiền xử lý 73,069 tỷ đồng. Đồng thời, chuyển sang cơ quan điều tra 31 vụ.
Vừa qua, tại Hà Nội, Viện nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh tổ chức Diễn đàn Khuynh hướng tiêu dùng Việt Nam 2023 tập trung vào các vấn đề quan trọng liên quan đến ngành hàng tiêu dùng.
Các hoạt động xúc tiến tiêu thụ vải thiều tại thị trường trong nước đang được Bộ Công Thương và địa phương chung tay thực hiện một cách bài bản, đa dạng, qua đó mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần tạo nên một niên vụ nông sản đến vụ thành công.
Thúc đẩy sự gắn kết của hệ thống logistics với ngành hàng nông sản nói chung và nông sản xuất khẩu nói riêng góp phần nâng cao chuỗi giá trị nông sản Việt Nam thích ứng trước xu thế phát triển mới của các thị trường.
Châu Mỹ đã trở thành điểm nhấn đặc biệt cho các doanh nghiệp Việt Nam trong khai thác thị trường CPTPP. Song doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải những thách thức không nhỏ. Làm gì để hỗ trợ doanh nghiệp Việt khai thác triệt để hơn nữa thị trường CPTPP nói chung và hóa giải những thách thức ở thị trường có khoảng cách địa lý xa xôi?