Báo cáo của Amazon Global Selling cho thấy, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu Việt Nam đạt 267.93 tỷ USD.Trong khi nhiều ngành kinh tế khác gặp khó khăn do ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch, xuất khẩu và kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam lại có những
Báo cáo của Amazon Global Selling cho thấy, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu Việt Nam đạt 267.93 tỷ USD.Trong khi nhiều ngành kinh tế khác gặp khó khăn do ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch, xuất khẩu và kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam lại có những tăng trưởng ấn tượng.
Tuy nhiên, làm sao để đón đầu xu hướng kinh doanh này lại không phải bài toán đơn giản.
Dưới góc nhìn của một doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa, ông Phan Bình, Giám đốc Thương hiệu J&T Express đánh giá: “Người kinh doanh thường xuyên phải gửi hàng mẫu cho đối tác, hay các tài liệu quan trọng. Đối với cá nhân, họ có thể gửi quà tặng cho người thân, bạn bè ở nước ngoài”.
Tuy nhiên, thị trường ngoại cũng ẩn chứa không ít thách thức. Thách thức lớn nhất đến từ những rào cản về ngôn ngữ, văn hóa. Trở ngại lớn thứ hai cho việc chiếm lĩnh thị trường ngoại địa là các vấn đề về chi phí bán hàng. Thêm vào đó, năng lực vận chuyển cũng là một bài toán khó với các doanh nghiệp bán lẻ muốn phát triển ra thị trường nước ngoài. Những câu hỏi thường trực bao gồm: Quy trình đóng gói cho đúng tiêu chuẩn của từng loại hàng hóa, phương thức theo dõi và đảm bảo hàng hóa an toàn tới tay người nhận...
Chia sẻ kỹ hơn về khâu đóng gói, ông Phan Bình, Giám đốc Thương hiệu J&T Express cho biết: “Các quốc gia trên thế giới đều có tiêu chuẩn riêng cho việc đóng gói bao bì sản phẩm. Đó là bài toán mà phía chuyển phát có thể hỗ trợ, nhưng đương nhiên vẫn cần nhiều hơn sự am hiểu từ chính các đơn vị sản xuất. Nếu có được sự đồng thuật từ 2 bên, việc giao nhận xuyên biên giới đến hơn 200 quốc gia như J&T Express đang áp dụng cũng trở nên thuận lợi hơn. Khi hàng mẫu đã được chấp nhận rồi, những đơn hàng lớn hơn sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian mà thôi”.