Đi cùng với tiềm năng phát triển rộng mở của lĩnh vực logistics tại Việt Nam, ngành chuyển phát nhanh cũng phải đối mặt với nhiều thách thức không nhỏ. Để vững vàng vượt qua khó khăn, các đơn vị trong ngành, tiêu biểu như J&T Express đã chủ động đổi...
Đi cùng với tiềm năng phát triển rộng mở của lĩnh vực logistics tại Việt Nam, ngành chuyển phát nhanh cũng phải đối mặt với nhiều thách thức không nhỏ. Để vững vàng vượt qua khó khăn, các đơn vị trong ngành, tiêu biểu như J&T Express đã chủ động đổi mới nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.
Theo kế hoạch hành động của Chính phủ, mục tiêu tới năm 2025, ngành logistics sẽ đóng góp 5 - 6% vào GDP với tốc độ tăng trưởng đạt 15 - 20%.Trong chuỗi cung ứng logistics, “Last mile” (Chặng cuối) là thuật ngữ mô tả đích đến cuối cùng của một kiện hàng trong quy trình vận chuyển, tuy nhiên, khâu giao hàng chặng cuối vẫn đối mặt với không ít khó khăn, thách thức.
Đối với người bán hàng trực tuyến, tốc độ giao hàng nhanh là yếu tố ảnh hưởng lớn tới sự hài lòng của khách hàng. Tuy vậy, hiện tại, cơ sở hạ tầng giao thông chưa đảm bảo được tốc độ lưu thông như ý muốn, nên các đơn vị chuyển phát nhanh buộc phải tìm cách tối ưu hóa thời gian xử lý đơn hàng càng nhanh chóng càng tốt. Đây chính là lý do J&T Express quyết định đẩy mạnh đầu tư vào xây dựng trung tâm trung chuyển để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.
Đơn cử như xu hướng mua sản phẩm nông sản và hàng hoá tươi sống trên online đang ngày càng tăng cao. Đáp ứng nhu cầu này, J&T Express mang đến một mô hình vận chuyển dành riêng cho sản phẩm nông sản và hàng hóa tươi sống với dịch vụ J&T Fresh ra mắt trong mùa dịch.
Bên cạnh đó, J&T Express đã nhanh chóng biến thách thức thành cơ hội với J&T International với mạng lưới lên đến 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khắp thế giới. Mới đây, J&T Express (Global) đã gia tăng độ phủ sóng lên toàn bộ 26 tiểu bang và một quận liên bang tại Brazil – đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc tiếp cận thị trường tiềm năng Mỹ Latin.