Theo ghi nhận, giao dịch lợn hơi hôm nay tại các tỉnh chủ yếu đi ngang…
Theo ghi nhận, giá lợn hơi (17/11) chỉ tăng nhẹ ở miền Bắc, miền Trung – Tây Nguyên và miền Nam không ghi nhận biến động. Mức giá cả nước dao động trong khoảng 48.000 - 53.000 đồng/kg.
Miền Bắc: Tăng lác đác ở một số địa phương
Thị trường lợn hơi tăng nhẹ ở một vài nơi từ 1.000 – 2.000 đồng/kg. Theo đó, giá dao động trong khoảng 48.000 - 52.000 đồng/kg.
Cụ thể, Phú Thọ tăng 1.000 đồng/kg lên 52.000 đồng/kg, là địa phương có giá lợn hơi cao nhất khu vực. Mức giá thấp nhất khu vực 48.000 đồng/kg được ghi nhận tại Hà Nam.
Sau khi tăng 2.000 đồng/kg, giá lợn hơi tại Yên Bái lên mức 51.000 đồng/kg, ngang bằng với Vĩnh Phúc. Các địa phương khác không ghi nhận biến động giá.
Bảng giá lợn hơi ngày 17/11 tại miền Bắc Miền Trung – Tây Nguyên: Không biến động giá
Giao dịch lợn hơi tại khu vực này dao động trong khoảng 48.000 – 51.000 đồng/kg. Trong đó, mức giá cao nhất khu vực 51.000 đồng/kg được ghi nhận tại Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Thuận.
Ngược lại, mức giá thấp nhất được ghi nhận tại Nghệ An, Hà Tĩnh và Đắk Lắk với 48.000 đồng/kg. Các địa phương khác có mức giá quanh mức 49.000 – 50.000 đồng/kg.
Bảng giá lợn hơi ngày 17/11 tại miền Trung - Tây Nguyên Miền Nam: Đi ngang toàn khu vực
Giá thu mua lợn hơi tại miền Nam giữ nguyên, ghi nhận mức từ 50.000 - 53.000 đồng/kg. Theo đó, lợn hơi tại Kiên Giang và Cà Mau có mức giá cao nhất là 53.000 đồng/kg.
Giá thấp nhất khu vực là 50.000 đồng/kg được ghi nhận tại Bình Phước, Bình Dương, Hậu Giang, Bến Tre và Sóc Trăng.
Bảng giá lợn hơi ngày 17/11 tại miền Nam
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện hỏa tốc gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Từ đầu năm đến nay, cả nước đã xuất hiện trên 530 ổ dịch bệnh dịch tả lợn Châu Phi, buộc tiêu hủy trên 20.000 con lợn tại 44 tỉnh, thành phố, nhất là tại các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Sơn La, Quảng Bình, Đắk Lắk…
Từ tháng 8 đến nay, dịch bệnh đang có chiều hướng gia tăng. Đặc biệt là tại các địa phương có tổng đàn lớn, ảnh hưởng tiêu cực đến ngành chăn nuôi lợn và bảo đảm nguồn cung thực phẩm.
Công điện đưa ra nhằm phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh kịp thời, hiệu quả, bảo đảm nguồn cung thịt lợn trong thời gian tới, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Thủ tướng yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm Công điện này.
Ngọc Nhi