Tổng chi phí mua sắm công nghệ, thiết bị, máy móc của doanh nghiệp Việt Nam năm 2020 khoảng 40 tỷ USD, tăng gần 1,5 lần so với năm 2016.
Nguồn cung cho thị trường khoa học công nghệ hình thành từ các hoạt động động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại các viện nghiên cứu, trường đại học, các trung tâm ươm tạo công nghệ, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, cũng như thông qua hoạt động nhập khẩu công nghệ, chuyển giao công nghệ từ nước ngoài.
Nguồn cung công nghệ ở nước ta khá phong phú và đa dạng nhưng lượng hàng hoá KH&CN từ các nhà cung cấp này còn rất khiêm tốn, rất ít doanh nghiệp (0,3%) lựa chọn chuyển giao công nghệ từ các tổ chức KH&CN công lập (các viện nghiên cứu, trường đại học) và cũng rất ít doanh nghiệp (0,6%) lựa chọn chuyển giao công nghệ từ các tổ chức KH&CN ngoài công lập.
Quảng cáo
Số liệu từ Bộ KHCN, hiện nay, cơ sở dữ liệu quốc gia về KHCN có khoảng 22.500 thông tin về nguồn cung công nghệ, 365.000 thông tin về sở hữu trí tuệ. Theo thống kê từ các sàn giao công nghệ và thiết bị đang hoạt động tại Việt Nam, số lượng nguồn cung công nghệ được thu thập và phổ biến hiện nay khoảng 77.000 bản ghi.
Tuy vậy, chỉ có khoảng 16% các doanh nghiệp coi các viện nghiên cứu, trường đại học của Việt Nam là nguồn cung cấp hàng hoá khoa học công nghệ.
Bộ Khoa học và Công nghệ thông tin, khoảng 75% công nghệ và thiết bị của doanh nghiệp Việt Nam có nguồn gốc từ nước ngoài. Tổng chi phí mua sắm công nghệ, thiết bị, máy móc của doanh nghiệp Việt Nam năm 2020 khoảng 40 tỷ USD, tăng gần 1,5 lần so với năm 2016.
Bộ KHCN đánh giá, thị trường KHCN Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào nguồn cung công nghệ từ các quốc gia đang phát triển, trình độ công nghệ ở mức trung bình thấp. Nguồn cung công nghệ trong nước còn chiếm tỷ trọng thấp, nhiều kết quả nghiên cứu của viện, trường có địa chỉ ứng dụng nhưng chưa chuyển giao được. Phần lớn các kết quả nghiên cứu dừng lại ở quy mô nhỏ hoặc trong phòng thí nghiệm, chưa sẵn sàng ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh.