Ngành sản xuất ‘đi lùi’ trong tháng 3

Sau khi có những dấu hiệu phục hồi trong tháng trước, ngành sản xuất của Việt Nam đã có một bước lùi trong tháng 3, khi sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới, và việc làm giảm trở lại.

Ông Andrew Harker, Giám đốc kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, trong báo cáo mới nhất của tổ chức này, cho biết tăng trưởng trong ngành sản xuất đã dừng lại trong tháng 3, sau khi đã phục hồi mạnh mẽ trong tháng trước.

Sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới, và việc làm đều giảm khi có các báo cáo về tình trạng nhu cầu giảm.

Tuy nhiên, hy vọng việc suy giảm các điều kiện trong tháng ba chỉ là một bước lùi tạm thời, khi các công ty vẫn tin tưởng về triển vọng trong một năm tới, ông Andrew Harker cho biết thêm.

Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global đạt kết quả 47,7 trong tháng 3, giảm so với 51,2 điểm của tháng 2, và nằm dưới ngưỡng 50 điểm lần thứ tư trong năm tháng qua.

Các điều kiện kinh doanh suy giảm mạnh, mặc dù đã ít hơn đáng kể so với mức được ghi nhận trong khoảng thời gian cuối năm ngoái, đầu năm nay.

Ngành sản xuất ‘đi lùi’ trong tháng 3PMI ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global.

Theo các công ty, việc đà tăng trưởng dừng lại trong tháng 3 nhìn chung đã phản ánh bức tranh tương đối ảm đạm của nhu cầu. Cả tổng số lượng đơn đặt hàng mới và số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới đều giảm tương ứng.

Phù hợp với bức tranh của số lượng đơn đặt hàng mới, sản lượng ngành sản xuất cũng giảm trong tháng 3 sau khi tăng trong tháng 2. Tuy nhiên, mức giảm chỉ là khiêm tốn. Sản lượng tăng ở lĩnh vực hàng hóa đầu tư cơ bản, nhưng lại giảm ở lĩnh vực hàng hóa tiêu dùng và hàng hóa trung gian.

Trong bối cảnh yêu cầu sản xuất giảm, các nhà sản xuất đã giảm hoạt động mua hàng và việc làm, và mức giảm việc làm cũng chịu tác động của tình trạng nhân viên nghỉ việc.

Hoạt động mua hàng giảm khiến tồn kho hàng hóa đầu vào giảm, và lượng hàng tồn kho đã giảm tháng thứ ba liên tiếp. Tốc độ giảm là mạnh và là nhanh nhất kể từ tháng 6/2021.

Nhu cầu hàng hóa đầu vào giảm là nhân tố chính góp phần làm rút ngắn thời gian giao hàng của nhà cung cấp lần thứ ba liên tiếp. Hơn nữa, mức tăng hiệu suất hoạt động người bán hàng gần đây là đáng kể nhất trong hơn tám năm.

Cũng có những dấu hiệu cho thấy áp lực lạm phát đã giảm vào đầu quý I. Mặc dù cước phí của nhà cung cấp tăng khiến chi phí đầu vào tiếp tục tăng, tốc độ lạm phát là chậm nhất kể từ tháng 10 năm ngoái, từ đó kết thúc thời kỳ gia tăng lạm phát chi phí.

Tâm lý kinh doanh giảm so với tháng 2, nhưng vẫn là mức cao thứ nhì trong năm tháng, khi có những hy vọng rằng nhu cầu sẽ cải thiện và các điều kiện thị trường sẽ ổn định. Một số công ty cũng tiết lộ về các kế hoạch mở rộng kinh doanh.

Novaland cơ cấu nợ bằng cách... "tăng nợ"?

Novaland cơ cấu nợ bằng cách... "tăng nợ"?

Phát hành và chào bán cổ phiếu để tái cơ cấu nợ đang được Novaland coi là giải pháp khả thi nhất hiện nay nhằm giải quyết tình trạng khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư phải đặt câu hỏi rằng "Liệu đây có phải là phương châm kinh doanh của Novaland: Lãi chia nhau, nợ đi vay tiếp?".
3 thách thức với tăng trưởng 2023

3 thách thức với tăng trưởng 2023

TheLEADERTheo Ngân hàng Thế giới, các nền kinh tế Đông Á - Thái Bình Dương phải đối mặt với ba thách thức quan trọng khi các nhà hoạch định chính sách phải hành động để duy trì và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế sau Covid-19.
Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.