Vào mùa thu năm 2022, Tập đoàn Hòa Phát, nhà sản xuất thép lớn nhất Đông Nam Á, đã phải tạm dừng hoạt động 4 lò cao tại Việt Nam. Những nhà sản xuất thép sử dụng lò điện khác của Việt Nam cũng buộc phải cắt giảm mạnh sản lượng.
“Chúng tôi nghĩ rằng, cuối cùng ngành thép cũng đã chạm đáy, tuy vậy mọi thứ vẫn còn tồi tệ,” một giám đốc điều hành ngành thép cho biết. "Chúng tôi khó có thể phục hồi, ít nhất là cho đến giữa năm 2023."
Tỷ lệ hoạt động tại các nhà sản xuất sử dụng lò điện ở miền Nam Việt Nam bắt đầu giảm vào khoảng tháng 9 năm 2022. Nhiều nhà máy trong số này được cho là đang hoạt động dưới 50% công suất và một số đã sa thải nhân viên.
Tổng doanh thu của ba nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam - Hòa Phát, Tập đoàn Hoa Sen và Tập đoàn Nam Kim - đã giảm 25% trong quý từ tháng 7 đến tháng 9 so với một năm trước đó, do cả giá sản xuất và thép đều giảm.
Kể từ tháng 11, Hòa Phát đã tạm dừng khai thác gang lỏng từ hai trong số bốn lò đang hoạt động tại nhà máy thép hàng đầu Dung Quất ở tỉnh Quảng Ngãi. Công ty cũng đã tạm dừng khai thác tại một lò cao ở phía bắc tỉnh Hải Dương.
Do đó, ba trong số bảy lò cao của nhà sản xuất này hiện đang ngừng sản xuất. Lò cao được thiết kế để chạy hết công suất suốt ngày đêm. Vì vậy khi phải tạm dừng hoạt động, lò có khả năng bị hỏng cao hơn. Cùng với đó, nếu muốn đưa một lò tạm ngừng hoạt động trở lại làm việc thường rất mất thời gian.
Bất chấp chi phí cắt giảm hoạt động rất lớn, Hòa Phát vẫn quyết định "cầm máu", một lãnh đạo công ty cho biết.
Giá chào bán thép cuộn cán nóng, được sử dụng phổ biến trong hoạt động sản xuất ô tô và thiết bị điện, đã giảm mạnh kể từ mùa xuân năm 2022. (Ảnh: Hòa Phát)
Do đó, sản lượng thép thô của công ty trong tháng 11 đã giảm 43% so với một năm trước đó xuống còn khoảng 380.000 tấn. Sản lượng trong 11 tháng đầu năm ngoái đã giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn khoảng 7 triệu tấn chủ yếu do sản lượng bị cắt giảm mạnh trong vài tháng qua.
Hòa Phát lỗ ròng 1.786 tỷ đồng (76 triệu USD) trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9. Đây là lần báo lỗ đầu tiên của Công ty kể từ quý 4 năm 2008 do khủng hoảng tài chính châu Á.
Cuộc chiến ở Ukraine đã gây ra sự bất cân bằng cung cầu trên thị trường thép Việt Nam vào mùa xuân năm 2022. Khi đó, mặc dù đã hoạt động hết công suất, các nhà sản xuất thép trong nước vẫn phải chật vật để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Tuy vậy, mọi thứ đã thay đổi đáng kể khi Việt Nam thi hành nhiều động thái nhằm làm trong sạch thị trường trái phiếu và bất động sản trong năm 2022.
Tổng doanh thu của ba nhà sản xuất thép lớn nhất của Việt Nam đã giảm 25% trong quý 3 so với một năm trước đó.
Thị trường bất động sản ở Trung Quốc, nơi tiêu thụ khoảng 60% sản lượng thép toàn cầu, cũng đang suy yếu. Trong bối cảnh dư thừa công suất ở Trung Quốc, các sản phẩm thép giảm giá của Trung Quốc đã tràn ngập các thị trường Đông Nam Á, trong đó có cả Việt Nam. Điều này đã giáng thêm một đòn mạnh vào các nhà sản xuất thép Việt Nam hiện tại.
Việt Nam là nước sản xuất thép lớn nhất trong số 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Nhu cầu thép trong nước không cao đang gây ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế của đất nước nói chung.
Kết quả, giá các sản phẩm thép đã giảm. Vào cuối tháng 12, giá chào bán thép cuộn cán nóng, được sử dụng rộng rãi trong ô tô và thiết bị điện, vào khoảng 600 USD/tấn, giảm từ khoảng 950 USD vào mùa xuân năm 2022.
Mặt khác, giá nguyên vật liệu cho sản xuất thép như than luyện cốc cho lò cao, thép phế cho lò điện không giảm mạnh như giá thép. Điều này đang gây thêm căng thẳng cho các nhà sản xuất thép của Việt Nam.
Tuy vậy, với động thái dỡ bỏ các hạn chế chống dịch COVID-19 và kỳ vọng nhu cầu phục hồi ngày càng tăng, giá thép tại Trung Quốc đang bắt đầu phục hồi.
Trong một báo cáo được công bố vào tháng 12, VNDirect Securities, một công ty môi giới chứng khoán lớn của Việt Nam, đã chỉ ra một số "tín hiệu" cải thiện trong ngành thép, khi nhiều giám đốc điều hành trong ngành kêu gọi mở rộng tài khóa để đẩy nhanh các dự án công trình công.