Số lượng đơn hàng xuất khẩu mới tăng lần đầu tiên trong 3 tháng

Mặc dù tổng số lượng đơn đặt hàng mới đã giảm tháng thứ ba liên tiếp trong tháng 01/2023 khi nhu cầu khách hàng vẫn yếu. Tuy nhiên, có những dấu hiệu cải thiện, đặc biệt là khi số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới đã tăng lần đầu tiên trong ba tháng.

xuất khẩu

Số lượng đơn hàng xuất khẩu mới đã tăng lần đầu tiên trong ba tháng, là một nội dung trong Báo cáo sáng nay, ngày 1/2/2023, do nhà cung cấp hàng đầu các chỉ số và nguồn dữ liệu xếp hạng tín dụng độc lập (S&P Global) công bố Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam tháng 1/2023.

Theo đó, chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - Purchasing Managers' Index™ (PMI®) ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global đạt 47,4 điểm trong tháng 1, tăng so với mức 46,4 điểm trong tháng 12.

Mặc dù vậy, theo cách tính của S&P Global, chỉ số PMI dao động từ 0 đến 100. PMI trên 50 phản ánh phản ánh một phần sức mua hàng và khả năng sản xuất của doanh nghiệp tăng. Ngược lại, PMI dưới 50 phản ánh sức mua hàng và khả năng sản xuất của doanh nghiệp giảm. Nếu PMI bằng 50 tức là không có sự thay đổi nào.

Trên thực tế, PMI tháng 1 năm 2023 tăng so với tháng 12 năm 2022, nhưng vẫn nằm dưới ngưỡng 50 điểm. So sánh với những tháng gần đây, PMI tháng 1/2023 bằng với tháng 11 năm trước (47,4 điểm), nhưng thấp hơn tất cả những tháng còn lại của năm 2022, từ tháng 1 đến tháng 10. Bảng dưới đây cho thấy tình hình cụ thể.

PMI

 

Theo Báo cáo của S&P Global, tổng số lượng đơn đặt hàng mới đã giảm tháng thứ ba liên tiếp trong tháng 01/2023 khi nhu cầu khách hàng vẫn yếu. Tuy nhiên, có những dấu hiệu cải thiện, đặc biệt là khi số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới đã tăng lần đầu tiên trong ba tháng.

Kết quả khảo sát PMI tháng 1/2023 cho thấy, nhu cầu hàng hóa của các công ty sản xuất ở Việt Nam vẫn còn yếu vào đầu năm 2023 khiến sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm tiếp tục giảm, nhưng đã có một số dấu hiệu tích cực.

Dự báo tình hình thế giới trong thời gian tới, IMF đánh giá triển vọng trở nên tích cực hơn đối với nền kinh tế toàn cầu nhờ lạm phát dịu lại và các yếu tố trong nước tốt hơn mong đợi ở một số nước chẳng hạn như Mỹ. Ngoài ra, việc Trung Quốc quyết định tái mở cửa kinh tế sau thời kỳ phong tỏa nghiêm ngặt để kiểm soát Covid-19 cũng được kỳ vọng sẽ đóng góp cho tăng trưởng toàn cầu. Trong khi đó, triển vọng của các thị trường mới nổi, nơi nắm nhiều khoản nợ bằng ngoại tệ, cũng sáng hơn nhờ đồng đô la Mỹ suy yếu.

IMF nâng dự báo tăng trưởng trong năm 2023 của các nền kinh tế phát triển lên 1,2%, tăng 0,1 điểm phần trăm so với dự báo trước đây. Nền kinh tế Mỹ được dự báo tăng trưởng 1,4% trong năm nay, cải thiện so với mức tăng trưởng 1% trong dự báo trước đây. IMF nhận định có khả năng Mỹ sẽ tránh được suy thoái trong năm 2023.

Tình hình thế giới bớt ảm đạm hơn, cộng với cuộc khảo sát PMI tại Việt Nam cho thấy niềm tin kinh doanh trong tháng 1/2023 đã cải thiện ở mức cao trong vòng ba tháng gần đây. Do đó, S&P Global đưa ra dự báo sản lượng công nghiệp của Việt Nam tăng 6,6% trong năm nay.

Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.