Xuất khẩu tôm dự báo lạc quan từ quý 3/2023

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, xuất khẩu tôm trong 6 tháng đầu năm đạt 341 triệu USD, giảm 18% so cùng kỳ...

Tôm là mặt hàng chủ lực với kim ngạch chiếm từ 40 - 45% tổng giá trị xuất khẩu của ngành thủy sản Việt Nam nhưng từ tháng 8/2022 đến hết quý 2/2023 xuất khẩu giảm mạnh. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam hiện nay dự báo đang có dấu hiệu sự phục hồi dần dần.

Xuất khẩu tôm gặp khó

Hiện các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu tôm sang hơn 84 thị trường trong đó 5 thị trường lớn nhất gồm: châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đạt doanh số cao.

Ông Đỗ Ngọc Tài, Phó Chủ tịch VASEP, Chủ tịch Ủy ban Tôm cho biết, 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt 227 triệu USD, giảm 42% so với cùng kỳ năm ngoái.

Công ty cổ phần Chứng khoán SSI (SSI) cho biết, 6 tháng đầu năm, giá bán trung bình của tôm sang Mỹ đạt 10,6 USD/kg, giảm 12% so với cùng kỳ.

Nguyên nhân do giá tôm nguyên liệu của Việt Nam vẫn cao. SSI cho biết, tuy giảm giá tôm giảm 9% so với cùng kỳ, nhưng giá thức ăn thủy sản ( chiếm 60% giá vốn bán hàng) vẫn ở mức cao.

Giá thức ăn thủy sản bình quân đạt đỉnh vào tháng 5/2023 là 14.900 đồng/kg và các công ty thức ăn chỉ bắt đầu giảm giá thức ăn thủy sản từ tháng 6/2023 (khoảng 300 đồng/kg). Như vậy, giá thức ăn thủy sản vẫn cao hơn 8% so với cùng kỳ trong 6 tháng đầu năm 2023.

Thêm vào đó, tình trạng lạm phát tăng cao trên thế giới khiến người tiêu dùng tiết kiệm chi tiêu, chuyển sang dùng thực phẩm giá rẻ hơn. Ngoài ra, việc tăng lãi suất đã tác động tiêu cực tới nhu cầu nhập khẩu tôm của các thị trường.

Xuất khẩu tôm Chế biến tôm xuất khẩu tại một doanh nghiệp

Mặt khác, ngành xuất khẩu tôm sẽ còn tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn khác như chính sách Zero Covid của Trung Quốc. Đồng thời, chương trình kiểm soát thuỷ sản nhập khẩu của Mỹ (SIMP).

Trong khi đó, nguồn cung trên thế giới tăng, đặc biệt từ Ecuador, Indonesia thu hoạch tôm sớm với sản lượng tôm trúng mùa cả về lượng và kích thước tôm, cạnh tranh với tôm Việt Nam.

Các nước này cũng đang cung ứng với giá rẻ hơn tôm Việt Nam từ 1-2 USD/kg, khiến việc tìm kiếm đơn hàng của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm gặp khó khăn.

Tín hiệu tốt cho xuất khẩu tôm

Hiệp hội Hiệp hội thủy sản Việt Nam dự báo, nhu cầu nhập khẩu tôm tại thị trường Mỹ có thể phục hồi sớm từ tháng 7 trở đi nhằm phục vụ nhu cầu lễ hội cuối năm. Điều này góp phần kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ trong nửa cuối năm 2023 sẽ tăng 40 - 50% so với cùng kỳ.

Còn tại thị trường Trung Quốc cũng được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh so với nửa đầu năm nay.

Theo dữ liệu thu thập, ước tính lượng ao treo, không nuôi ở Ấn Độ khoảng từ 30% đến 50%; tại Ecuador đang bị EI Nino gây thiệt hại khoảng 30% vùng nuôi, lượng tôm sẽ giảm. Đây có thể coi là những cơ sở cho một dự báo lạc quan hơn về xuất khẩu tôm sang Mỹ trong các tháng tới.

Tuy nhiên, Công ty cổ phần Chứng khoán SSI cũng dự báo mặc dù triển vọng các đơn đặt hàng sang Mỹ, Trung Quốc vẫn chưa chắc chắn do nền kinh tế phục hồi chậm và mức tồn kho tăng cao, nhưng các công ty kinh doanh xuất khẩu thủy sản sẽ bắt đầu thấy ghi nhận mức lợi nhuận cải thiện trong nửa cuối năm 2023, nhờ chi phí giảm bao gồm giá đầu vào giảm (tôm, cá nguyên liệu và thức ăn thủy sản) và chi phí vận chuyển giảm.

Tận dụng mọi cơ hội hỗ trợ doanh nghiệp

Việt Nam là một trong 3 quốc gia xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới, cùng với Ecuador và Ấn Độ. Tuy nhiên, doanh nghiệp thủy sản Việt Nam tiếp tục bị áp lực nặng nề. Vì thị trường tiêu thụ lao dốc, giá xuất khẩu sụt giảm mạnh trong khi sản xuất, chế biến trong nước bị gánh nặng các loại chi phí và lãi suất ngân hàng tăng cao.

Đặc biệt, các doanh nghiệp trong ngành thuỷ sản sẽ phải đối mặt với vấn đề lớn là nguy cơ thiếu nguyên liệu tôm trầm trọng vào đầu năm 2024.

Mới đây, trong công văn vừa gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình sản xuất, xuất khẩu thủy sản và đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, Hiệp hội Hiệp hội thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, các đơn hàng xuất khẩu đã giảm từ 20 - 50%, dẫn đến lượng tồn kho tăng cao.

2023_64abc8a35540c.jpg Ngành tôm đang đứng trước nhiều khó khăn và cần có các giải pháp kịp thời

Tuy đã có dự báo thị trường sẽ phục hồi, nhưng người nuôi đã không thể có đủ sức để thả nuôi tiếp vào thời điểm hiện nay.

Để vượt qua giai đoạn khó khăn này, doanh nghiệp thủy sản cần phải đảm bảo nguồn tài chính. Từ đó giúp duy trì sản xuất ổn định, sẵn sàng được nguồn nguyên liệu... để đáp ứng khi nhu cầu tiêu thụ phục hồi.

Do vậy, tại cuộc họp về các biện pháp hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp thủy sản và lâm sản do Ngân hàng Nhà nước tổ chức, Hiệp hội Hiệp hội thủy sản Việt Nam (VASEP) kiến nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục quan tâm và xem xét có gói kích cầu 10.000 tỷ đồng cho thủy sản nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Gói kích cầu dành cho các doanh nghiệp mua dự trữ nguyên liệu từ nay để xuất khẩu sau 3 - 6 tháng nữa trong năm 2023 và quý 1/2024, ứng phó với tình trạng đơn hàng xuất khẩu không có trong giai đoạn hiện nay. Thực hiện kích cầu sớm sẽ khiến người nuôi thủy sản có tâm lý yên tâm tiếp tục thả nuôi thay vì treo ao.

Đồng thời, để có tiền thu mua nguyên liệu tích trữ, Hiệp hội Hiệp hội thủy sản Việt Nam (VASEP) đề xuất Chính phủ, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước quan tâm hỗ trợ cho các doanh thủy sản được giãn nợ 4 - 6 tháng cho các khoản vay đến lịch phải trả trong quý 2 - 3/2023.

Thêm nữa, tiếp tục được vay theo hạn mức trong bối cảnh xuất khẩu thủy sản của 6 tháng đầu năm chỉ đạt đạt 4,13 tỷ USD, giảm hơn 27% so với cùng kỳ năm 2022. Nhằm để các doanh nghiệp có thể thu gom ổn định nguồn nguyên liệu của nông, ngư dân và chế biến, trữ hàng chuẩn bị cho xuất khẩu ở các quý tiếp theo.

Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.