Bộ Công an: Có những khu công nghiệp, cụm công nghiệp không có bất cứ một thủ tục gì về PCCC vẫn hoạt động

Bộ Công an cho biết có những khu công nghiệp, cụm công nghiệp thu hút đầu tư không có bất cứ một thủ tục gì về PCCC. Nên việc cháy nổ dễ xảy ra và hiện hữu rất là lớn.

Chiều ngày 10/5, Phó Thủ tướng Chính Phủ Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo Bộ Xây dựng, Bộ Công an, TP. Hà Nội, TPHCM, đại diện một số Hiệp hội doanh nghiệp… về việc tháo gõ khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC), nhất là đối với các công trình xây dựng.

Tại cuộc họp, Thiếu tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, thời gian vừa qua, trên cả nước xảy ra tình trạng gần 40.000 công trình đã và đang hoạt động nhưng vi phạm về PCCC. Trong đó, có nhiều công trình thuộc diện phải nghiệm thu PCCC nhưng không đáp ứng bất kỳ điều kiện gì, không có bất kỳ thiết bị gì về PCCC.

Đặc biệt, có những khu công nghiệp, cụm công nghiệp thu hút đầu tư không có bất cứ một thủ tục gì về PCCC của cụm công nghiệp và các nhà xưởng trong đó. Nên việc cháy nổ dễ xảy ra và hiện hữu rất là lớn. Qua tổng kiểm tra, đến thời điểm hiện nay, Bộ Công an nhận thấy, các hộ kinh doanh kết hợp nhà ở chiếm 50% vụ cháy và chiếm trên 50% số người chết.

"Điều này dẫn đến sự bức bối. Nguyên nhân là do trước đây không ai để ý, đúng cũng được, sai cũng được. Có những quy định từ 2011, 13 năm thực hiện rồi nhưng không có kiến nghị, bây giờ yêu cầu phải thực hiện lại kêu khó khăn và không muốn thực hiện. Do đó, khi thực hiện quản lý nghiêm sẽ bộc lộ rất nhiều vấn đề, đó là điều đương nhiên", ông Long nhận mạnh.

thủ tục "Ví dụ, doanh nghiệp Trung Quốc xây nhà máy tại tỉnh Bắc Ninh không có bất cứ một thủ tục hay giải pháp nào cho PCCC nhưng nhất quyết kiến nghị với UBND tỉnh Bắc Ninh là gặp khó khăn, thủ tục rườm rà,.... gây khó dễ và yêu cầu phải nghiệm thu để đưa vào sử dụng", Thứ trưởng Bộ Công an chia sẻ. Quảng cáo

Ngoài ra, theo ông Long, hiện nay, trong quá trình kiểm tra, nhiều đơn vị phản ánh gặp khó khăn, nhưng khi đi kiểm tra thì lại thấy công trình không có bất cứ quyết định nào vẫn thi công và giờ yêu cầu được thẩm duyệt và nghiệm thu, đưa vào sử dụng thì Bộ Công an không thể phê duyệt được.

"Ví dụ, doanh nghiệp Trung Quốc xây nhà máy tại tỉnh Bắc Ninh không có bất cứ một thủ tục hay giải pháp nào cho PCCC nhưng nhất quyết kiến nghị với UBND tỉnh Bắc Ninh là gặp khó khăn, thủ tục rườm rà... gây khó dễ và yêu cầu phải nghiệm thu để đưa vào sử dụng", Thứ trưởng Bộ Công an chia sẻ.

Ngoài ra, qua kết quả rà soát và thống kê, trên toàn quốc có 39.536 cơ sở hiện hữu còn tồn tại PCCC; 55.000 tồn tại vi phạm có khả năng khắc phục được trên 29.000 cơ sở và 19.632 tồn tại vi phạm không thể khắc phục được.

Các vi phạm này đều là công trình chưa được thẩm duyệt và nghiệm thu đã đưa vào hoạt động. Có những công trình đã hoạt động và cải tạo, cơi nới dẫn đến vi phạm PCCC, có những đơn vị biết quy định nhưng không chịu chấp hành.

Theo Bộ Công an, nguyên nhân của các tồn tại này là do ý thức chấp hành PCCC của chủ đầu tư chưa nghiêm, hoặc chưa nắm rõ quy định, hoặc uỷ quyền cho đơn vị thi công liên hệ với cơ quan chức năng giải quyết vấn đề này nên không nắm được trình tự, hồ sơ để giải quyết,... Năng lực đơn vị tư vấn thiết kế còn yếu, chưa cập nhật được quy chuẩn về PCCC. Trong quá trình kinh doanh, chủ đầu tư, chủ xưởng,... tự ý mở rộng quy mô sản xuất mà không chú ý đến nâng cấp PCCC.

"Đáng chú ý, tại các địa phương đang tồn tại tình trạng cách đây 10-15 năm trước do chủ trương trải thảm đỏ mời các nhà đầu tư nên công tác PCCC không được quan tâm một cách đúng mức. Khi kiểm tra lại, nhiều công trình sai phạm nghiêm trọng là đất lấn chiếm, đất xen kẹt, đất nông nghiệp, không có PCCC làm ảnh hưởng đến công tác PCCC, vì không thể thẩm duyệt được PCCC", Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho ý kiến.

Tin liên quan

Năm 2027 mới tăng thuế với mặt hàng bia?

Năm 2027 mới tăng thuế với mặt hàng bia?

Việc tăng thuế đối với rượu, bia được nhận định, dù mang lại những lợi ích nhất định về mặt xã hội, nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp và người lao động trong ngành…
Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Thích ứng với già hóa dân số và Cách mạng công nghiệp 4.0

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Thích ứng với già hóa dân số và Cách mạng công nghiệp 4.0

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) khắc phục những tồn tại, hạn chế về quy định, đáp ứng yêu cầu về nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực việc làm, kịp thời ứng phó, thích ứng trong bối cảnh già hóa dân số, cách mạng công nghiệp 4.0, giải quyết các vấn đề liên quan việc làm bền vững...
Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.