Bộ Ngoại giao phản ứng về việc Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Bộ Ngoại giao Việt Nam bày tỏ quan điểm không đồng tình trước quyết định của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, quyết định này không phản ánh đầy đủ những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam…

Liên quan đến sự việc Hoa Kỳ không công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường, sáng 3/8 Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trong vấn đề này.

Bà Phạm Thu Hằng nhấn mạnh: "Chúng tôi thất vọng về việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ tiếp tục xác định Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường”

Mặc dù ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua, quyết định này không phản ánh đầy đủ những nỗ lực và thành tựu to lớn của Việt Nam trong xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định, trong thời gian qua, các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực phối hợp với Bộ Thương mại Hoa Kỳ cung cấp nhiều lập luận thuyết phục khẳng định kinh tế Việt Nam đã đáp ứng đầy đủ sáu tiêu chí kinh tế thị trường theo quy định của luật pháp Hoa Kỳ. Điều này cũng được nhiều hiệp hội, doanh nghiệp, chuyên gia Hoa Kỳ và quốc tế ủng hộ.

Trên thực tế, đến nay, đã có 72 quốc gia đã công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường. Các tổ chức quốc tế đều ghi nhận những bước tiến vượt bậc của kinh tế Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam đã tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) chất lượng cao.

Trên tinh thần quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, Việt Nam đề nghị Hoa Kỳ tiếp tục thực hiện cam kết về việc phối hợp rộng rãi, mạnh mẽ, mang tính xây dựng và tiến tới sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam.

Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao cũng đề nghị các cơ quan hữu quan của Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đối tác Hoa Kỳ bảo đảm quan hệ kinh tế, thương mại song phương tiếp tục phát triển ổn định, hài hòa, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người dân hai nước.

Trước đó, Bộ Công Thương thông tin, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã ban hành kết luận, theo đó mặc dù có ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực về nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua nhưng vẫn tiếp tục chưa công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường.

Theo lý giải của Bộ Công Thương, quyết định này của Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của Việt Nam khi đồng nghĩa rằng doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ sẽ còn tiếp tục bị phân biệt đối xử trong các vụ điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp của Hoa Kỳ, chi phí sản xuất thực tế của doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục không được công nhận mà phải sử dụng “giá trị thay thế” của một nước thứ ba để tính toán biên độ bán phá giá.

Bộ Công Thương cũng nhận định, nếu Bộ Thương mại Hoa Kỳ xem xét hồ sơ và thực tiễn tại Việt Nam một cách khách quan, công bằng thì đã có thể thừa nhận thực tế rằng Việt Nam đã là một nền kinh tế thị trường như 72 nền kinh tế khác đã công nhận, trong đó có các nền kinh tế lớn như Anh, Canada, Mexico, Úc, Nhật Bản, Ấn độ, Hàn Quốc, New Zealand…

Sau sự việc này, Bộ Công Thương khẳng định trong thời gian tới sẽ nghiên cứu, phân tích các lập luận trong Báo cáo đánh giá nền kinh tế Việt Nam của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, để bổ sung, hoàn thiện lập luận để gửi hồ sơ yêu cầu Bộ Thương mại Hoa Kỳ xem xét lại quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam nhằm cụ thể hóa mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ, qua đó thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư song phương, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và nhân dân hai nước.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương sẽ đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ trong các vụ việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp để đảm bảo lợi ích cao nhất cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Tin liên quan

Tiểu sử Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Tiểu sử Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Ngày 3/8/2024, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, đồng chí Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã được bầu giữ chức vụ Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XIII.
Nghĩ đến bảo tồn tốt trước khi “hạ giải”

Nghĩ đến bảo tồn tốt trước khi “hạ giải”

Ngày 24/7, tại New Delhi, Ấn Độ, trong Kỳ họp lần thứ 46, Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO đã thông qua quyết định đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Vui mừng với tin này nhưng khi nghiên cứu - phục dựng cần tính toán đầy đủ nhiều mặt.
Điện, thư, thông điệp chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Điện, thư, thông điệp chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Được tin đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ trần, Lãnh đạo Thái Lan, Ấn Độ, Triều Tiên, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia, Liên Hợp Quốc gửi điện/thư/thông điệp chia buồn đến Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Tô Lâm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Nhân dân Việt Nam và gia quyến đồng chí Nguyễn Phú Trọng.
Khó khăn trong số hóa dữ liệu đất đai

Khó khăn trong số hóa dữ liệu đất đai

Việt Nam đang đạt được tiến bộ đáng kể trong quá trình số hóa dữ liệu đất đai, nhưng vẫn đối mặt với nhiều khó khăn cần giải quyết trước năm 2025, theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Đặng Quốc Khánh.
Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.