Kinh tế Nga trong "cơn bão trừng phạt"

Trong vòng gần 4 tháng qua, kể từ khi Liên bang Nga tiến hành “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ucraina, Mỹ và các nước đồng minh trong khối Nato, một số nước châu Âu đã áp đặt các lệnh trừng phạt chưa từng có lên quốc gia có diện tích lớn nhất hành...

Vỡ nợ, suy yếu, tan nát … là những gì mà các quốc gia áp lệnh trừng phạt lên Liên bang Nga kỳ vọng. Tuy nhiên, thực tế đang diễn ra khiến không ít người phải bối rối.

Khi “lửa được châm thêm dầu”

Hành động quân sự của Nga với Ucraina, hành động đáp trả cứng rắn của Ucraina – với sự hậu thuẫn về cố vấn quân sự, tình báo, công nghệ, vũ khí hạng nặng của Mỹ, Anh và các nước thuộc khối Nato – đã khiến cho châu Âu rơi vào cơn khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ thế chiến thứ Hai đến nay. Đất nước Ucraina xinh đẹp hiền hòa bỗng bị biến thành chiến trường – nơi đối đầu của các loại vũ khí tối tân, có sức hủy diệt mạnh của bên này là Nga và bên kia là Mỹ + khối Nato và các nước đồng minh.

Cuộc đối đầu cũng như các biện pháp trừng phạt nặng chưa từng có lên một quốc gia cũng đã gây chia rẽ nghiêm trọng trong nội bộ Nato, EU và một số nước khác. Chống hay ủng hộ việc cô lập hoàn toàn nước Nga với phần còn lại của thế giới? Chọn Nga hay Ucraina? Phiếu trắng hay phiếu chống? Nhiều quốc gia đã bị giằng xé khi buộc phải thể hiện quan điểm của mình.

aria-grand-700x300px.jpg

Trừng phạt, “rút ống thở” và sự chống đỡ

Nếu ví mỗi đòn trừng phạt là mỗi quả tên lửa hành trình có độ chính xác cao thì sự chống đỡ của Nga sẽ là một quả tên lửa đánh chặn cũng có độ chính xác đáng nể. Hay nói một cách khác, nếu “lực đánh của ông tám lạng” thì “sức chống đỡ của bà cũng nửa cân”.

Mỹ đứng đầu với 1.983 lệnh trừng phạt nhằm vào Nga. Các vị trí tiếp theo là Canada, Thụy Sĩ, Anh, Liên minh châu Âu (EU), Australia và Nhật Bản…

Đòn tài chính nặng nhất mà phương Tây đã “xuống tay” là loại Nga khỏi hệ thống thanh toán liên ngân hàng toàn cầu - SWIFT. Nhưng, từ năm 2014, cảm nhận trước mối đe dọa, Nga đã xây dựng một giải pháp thay thế trong nước – đó là hệ thống giao dịch tài chính SPFS. Mặc dù còn nhiều hạn chế và chỉ giới hạn ở Nga, nhưng hệ thống này đã đi vào hoạt động từ năm 2017 khiến dòng chảy tiền tệ không đến nỗi bị “vón cục” như phương Tây hy vọng.

Kinh tế Nga trong cơn bão trừng phạt  2Đồng rúp tăng giá bất chấp lệnh trừng phạt kinh tế tài chính nhằm vào Nga.

Không chỉ nhắm vào hệ thống tài chính, doanh nghiệp và giới tinh hoa nhằm tăng sức ép với Moscow, phương Tây cũng phong tỏa khoảng 60% kho dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Trung ương Nga trị giá khoảng 630 tỷ USD tại các ngân hàng nước ngoài. Nga không thể sử dụng số tài sản này để hỗ trợ nền kinh tế trong nước, cũng không thể dùng nó để trả lãi cho các khoản vay quốc tế. Mục đích của Mỹ và phương Tây là ép Nga thành “con nợ chây ì” bất đắc dĩ – chủ nợ thì lăm lăm dao súng đòi tiền; kẻ có tiền, muốn trả nợ cũng không được vì tiền đã bị chủ nợ “phong tỏa”. Nguy cơ vỡ nợ cận kề, vỡ nợ ắt dẫn tới bất ổn, khi đó, Kremlin sẽ phải lo giải quyết nội tình và buộc phải “buông” Ucraina. Tuy nhiên, trái với mong đợi, cho đến thời điểm đầu tháng 6, các khoản nợ của Nga vẫn được thanh toán đầy đủ - bởi con số nợ nước ngoài của Nga rất thấp và dòng tiền từ thị trường xuất khẩu năng lượng vẫn chảy vào két sắt của Kremlin.

Vậy thì dòng tiền này phải được chặn lại – giống như việc rút ống thở của một bệnh nhân đã hết khả năng tự nạp khí. Hỡi ôi, các biện pháp trừng phạt vào thị trường xuất khẩu năng lượng của Nga lại rơi vào cảnh “trừng phạt ngược”. Giá dầu tăng vọt, lạm phát phi mã tại Mỹ và EU dẫn đến những cuộc biểu tình phản đối chính phủ vì giá cả sinh hoạt leo thang, vượt xa túi tiền của người dân cũng như tình trạng bất ổn xã hội gia tăng. Trong khi đó, dòng dầu từ Nga vừa cần mẫn làm nhiệm vụ thỏa cơn khát năng lượng của một số nước trong khối EU, vừa được nắn sang châu Á với hai bạn hàng khổng lồ và đắc lợi là Trung Quốc và Ấn Độ.

Cấm Nga thu tiền bán dầu bằng USD thì Nga đưa ra quy định thu tiền bán dầu bằng đồng rúp. Két tiền của Kremlin vẫn đầy ắp, đủ để trang trải các nhu cầu trong nước. Niềm tin trong dân chúng vào người lãnh đạo được xác lập vững chắc - tỷ lệ ủng hộ tổng thống Putin lên cao chưa từng thấy: 81%.

Các doanh nghiệp nước ngoài - theo lệnh trừng phạt, buộc phải tháo chạy khỏi thị trường Nga thì đã có những doanh nghiệp Nga lặng lẽ mua lại với giá mà trước đây chỉ là trong mơ. Mc Donald’s từng làm mưa làm gió 32 năm qua tại Nga nay cũng buộc phải rút về nước. Chủ mới của nó sẽ là Alexander Govor, nhà điều hành hoạt động nhượng quyền thương mại thông qua công ty GiD LLC . “Thực phẩm Nga, nguồn nước Nga, tay nghề của người Nga, nhân công dịch vụ, bán hàng cũng là người Nga. Món “rượu cũ” được đưa vào “bình mới” có gì khác biệt?”. Nữ doanh nhân Hồ Lan, người có gần 40 năm làm ăn tại Nga nhận xét.

Là đất nước rộng lớn, chiếm 1/6 diện tích quả địa cầu, nguồn tài nguyên của Nga được đánh giá là “vô tận”. Nga và Ucraina – với những cánh đồng lúa mì mênh mông, óng ả được coi là “ổ bánh mì của cả thế giới”. Chiến sự xảy ra cùng với các biện pháp cấm vận đã ảnh hưởng tới việc xuất khẩu lúa mì của cả Nga lẫn Ucraina. Giá cả của mặt hàng này tăng lên nhanh chóng. Vì thế, Ấn Độ - một trong những vựa lúa mì của thế giới cũng đã hạn chế xuất khẩu để đảm bảo nguồn lương thực cho quốc gia tỷ dân của mình. An ninh lương thực của thế giới càng bị đe dọa. Nguy cơ dẫn tới nạn đói ở một số vùng trên thế giới – đặc biệt là châu Phi đang dần hiện hữu.

Càng bị đánh vào thị trường tài chính, đồng rúp của Nga càng mạnh lên. So với cuối tháng 3 khi 158 rúp mới đổi được 1 USD thì nay 1 USD đổi được khoảng 58 – 60 rúp. Đồng rúp trở thành đồng tiền tăng giá trị nhanh nhất trên thế giới. Ngoài việc thu được tiền từ xuất khẩu năng lượng, hiệu ứng của các chính sách trừng phạt của phương Tây và các biện pháp chống đỡ của ngân hàng trung ương Nga cũng là bệ đỡ để đồng rúp tăng giá, tăng đến mức ngân hàng trung ương Nga lại phải có biện pháp “phanh” bớt lại để tạo sức cạnh tranh trong thị trường xuất khẩu.

Như vậy, Mỹ và phương Tây đã gần như “hết bài” khi tung ra các đòn trừng phạt chưa từng có lên một quốc gia. Trong lúc “tác giả” của những đòn trừng phạt này còn đang rối bời thì Nga đã thực hiện các bước cần thiết để ưu tiên phát triển công nghệ quốc gia trong các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Theo người đứng đầu điện Kremlin, Moscow bắt đầu đảm bảo được những năng lực mới, tập trung vào các công nghệ đột phá, đồng thời khẳng định, Chính phủ Nga sẽ không chỉ thực hiện thay thế nhập khẩu mà còn phát triển các ngành công nghiệp trong nước.

“Đại dịch” mới: Lạm phát

“Đại dịch” mới: Lạm phát

Đại dịch Covid-19 vừa đi qua, mọi người vừa kịp xả hơi bằng những chuyến “du lịch trả thù”, bằng những kế hoạch phục hồi, phát triển kinh tế… thì một “đại dịch” khác đã vội ập tới: Lạm phát.
Khu đất 148 Giảng Võ sẽ không xây 10 toà nhà 50 tầng

Khu đất 148 Giảng Võ sẽ không xây 10 toà nhà 50 tầng

Ngày 7/7, Hội đồng nhân dân (HĐND) TP Hà Nội thực hiện phiên chất vấn và trả lời chất vấn với nhiều vấn đề "nóng" được cử tri, nhân dân quan tâm. Tại đây, các đại biểu đặc biệt quan tâm đến 2 dự án 148 Giảng Võ (quận Ba Đình) và dự án 31-33-35 Lý Thư...
Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.