Nhiều nước kêu gọi EC loại bỏ nhanh các hoá chất độc hại trong các sản phẩm tiêu dùng

8 quốc gia ở châu Âu gồm Thụy Điển, Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Luxemburg, Na Uy, Tây Ban Nha, và Áo đã ký thư kêu gọi Uỷ ban châu Âu (EC) ấn định thời gian các hoá chất nguy hiểm phải được loại bỏ dần khỏi các sản phẩm tiêu dùng.

Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển thông tin, trong thư kêu gọi 8 quốc gia này nhấn mạnh rằng các sản phẩm như đồ dùng trẻ em, đồ chơi, mỹ phẩm, đồ nội thất, và quần áo hiện vẫn được phép chứa các hoá chất có thể gây hại cho sức khoẻ, đặc biệt là thai nhi và trẻ em.

Do đó, họ đề xuất về các quy định mới liên quan đến kiểm soát hoá chất mà Uỷ ban dự định đưa ra vào đầu năm 2023 phải có lệnh cấm rộng rãi đối với các chất này để đảm bảo sự bảo vệ đầy đủ nhất.

Các nước này cũng đề xuất trao cho các quốc gia thành viên quyền mở rộng để thực hiện các biện pháp ở cấp độ EU nhằm chống lại các chất độc hại.

Với sự thúc đẩy của Thụy Điển và các quốc gia thành viên khác, dự kiến thời hạn loại bỏ các chất nguy hiểm trong một số sản phẩm tiêu dùng sẽ được đưa vào quy định mới liên quan đến kiểm soát hóa chất dự kiến được thông qua trong đầu năm tới.

Quảng cáo aria-grand-700x300px.jpg

Các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu vào các nước Bắc Âu nói riêng và EU nói chung lưu ý để có sự điều chỉnh hợp lý.

Nhiều nước kêu gọi EC loại bỏ nhanh các hoá chất độc hại trong các sản phẩm tiêu dùng 2

Trước đó, hồi tháng 4 năm nay EC đã công bố kế hoạch thiết lập danh sách các hợp chất độc hại để cấm hoàn toàn việc sử dụng chúng. Những chất bị cấm bao gồm nhóm PVC (polyvinyl clorua), loại nhựa không thể tái chế dễ dàng, được sử dụng trong nhiều loại sản phẩm như đồ chơi, bao bì thực phẩm, dệt may, giày dép, đồ nội thất, v.v., cũng như các chất phụ gia của chúng, bị cáo buộc là liên quan đến ung thư hoặc béo phì.

Nhiều chất khác, chẳng hạn như PFAS (chất per- và polyfluoroalkyl), có trong bao bì thực phẩm (hộp bánh pizza, v.v.), sơn, vecni hoặc chất phủ, tích tụ trong cơ thể trong quá trình con người sử dụng chúng.

Các nhóm chất khác được nhắm đến là các chất chống cháy có trong nệm, quần áo, ghế ô tô, v.v. và tất cả các chất được xếp vào loại gây ung thư, gây đột biến hoặc độc hại cho sinh sản (CMR) xuất hiện trong các sản phẩm dành cho trẻ em, đặc biệt là tã lót.

Tin liên quan

Thu chi ngân sách trong bối cảnh thực thi các FTA (bài cuối): Cần đẩy mạnh xuất khẩu, nghiên cứu bổ sung các sắc thuế mới

Thu chi ngân sách trong bối cảnh thực thi các FTA (bài cuối): Cần đẩy mạnh xuất khẩu, nghiên cứu bổ sung các sắc thuế mới

Sau hơn 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, từ giữa năm 2022 dịch bệnh đã từng bước bị đẩy lùi cũng là lúc Việt Nam phải thực hiện nhiều hơn các nghĩa vụ theo lộ trình thực thi các FTA gây áp lực lớn đối với an ninh tài chính quốc gia.
Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.