Profile 8 cựu Phó Tổng Giám đốc SCB bị truy tố vụ Vạn Thịnh Phát: Người đã chết, người bị truy nã

Trong vụ Vạn Thịnh Phát, có 86 người bị truy tố trong đó có 45 người liên quan SCB.

Trong vụ Vạn Thịnh Phát, có 86 người bị truy tố trong đó có 45 người liên quan SCB.

Trong vụ Vạn Thịnh Phát có 8 Phó Tổng Giám đốc ngân hàng SCB bị truy tố, trong đó có người đã chết, có người bị truy nã.

Những Phó Tổng của SCB gồm (1) Nguyễn Phương Hồng (đã chết), (2) Trần Thị Mỹ Dung, (3) Bùi Nhân, (4) Diệp Bảo Châu, (5) Phạm Văn Phi, (6) Nguyễn Anh Phước, (7) Nguyễn Cửu Tính và (8) Chiêm Minh Dũng (truy nã).

Profile 8 cựu Phó Tổng Giám đốc SCB bị truy tố vụ Vạn Thịnh Phát: Người đã chết, người bị truy nã

Ảnh Trương Mỹ Lan cùng 5 Phó Tổng Giám đốc SCB bị truy tố

Nguyễn Phương Hồng trước khi làm Phó Tổng Giám đốc đã công tác tại SCB từ năm 2007 trải qua nhiều vị trí từ nhân viên đến lãnh đạo cấp cao. Nguyễn Phương Hồng là một trong những người thân tín của Trương Mỹ Lan.

Nguyễn Phương Hồng đã chết vào ngày 9/10/2023, khi đã bị khởi tố bị can.

Chiêm Minh Dũng có 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng. Ông gia nhập SCB từ năm 2003, được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối Doanh nghiệp kiêm Giám đốc Sở Giao dịch từ tháng 11/2013.

Dũng đã ký đồng ý cho 305 khách hàng vay 362 khoản có dư nợ đến 17/10/2022 là 126.437 tỷ đồng, trong đó dư nợ gốc 126.437 tỷ đồng. Dũng liên đới gây thiệt hại cho SCB số tiền 140.713 tỷ đồng.

Trước khi khởi tố vụ án Chiêm Minh Dũng đã xuất cảnh ra nước ngoài. Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định truy nã bị can đối với Chiêm Minh Dũng.

Profile 8 cựu Phó Tổng Giám đốc SCB bị truy tố vụ Vạn Thịnh Phát: Người đã chết, người bị truy nã 2

Trần Thị Mỹ Dung, nguyên Phó Tổng giám đốc SCB. Mỹ Dung làm việc tại SCB từ tháng 5/2010 đến tháng 9/2022 qua nhiều vị trí khác nhau. Khi cần sử dụng tiền, Trương Mỹ Lan sẽ thông báo cho Trương Huệ Vân, Trương Khánh Hoàng và Trần Thị Mỹ Dung việc cần bao nhiêu tiền, sử dụng tài sản nào để thế chấp, thời gian giải ngân, để mọi người cùng thực hiện.

Trên cơ sở chỉ thị từ Trương Mỹ Lan, Dung sẽ thông báo cho phía SCB họp HĐQT gồm Bùi Anh Dũng, Trương Khánh Hoàng, Đỗ Phú Huy (Chủ tịch UB kinh doanh và đầu tư Hội sở); Bùi Nhân, Phó Giám đốc khối tái thẩm định; Trần Hoàng Giang, Giám đốc phòng tái thẩm định; và Bùi Ngọc Sơn, chuyên viên phòng tái thẩm định.

Từ 11/9/2019 đến 15/8/2022 Trần Thị Mỹ Dung đã ký đồng ý cho 394 khách hàng, vay 617 khoản với dư nợ đến 17/10/2022 là 356.873 tỷ đồng (trong đó 287.850 tỷ đồng nợ gốc và 69.023 tỷ đồng nợ lãi). Trừ giá trị định giá tài sản đảm bảo, Trần Thị Mỹ Dung liên đới chiếm đoạt 200.690 tỷ đồng.

Năm 2021 Trần Thị Mỹ Dung được Trương Mỹ Lan cho 300.000 cổ phần SCB. Quá trình điều tra, Dung thành khẩn khai báo, giao nộp 300.000 cổ phần SCB để khắc phục hậu quả vụ án.

>> Profile 4 cựu Tổng giám đốc ngân hàng SCB bị truy tố trong vụ Vạn Thịnh Phát

Bùi Nhân làm việc tại ngân hàng Đệ Nhất từ năm 2011 và tiếp tục làm tại SCB (mới) đến khi bị khởi tố, trong đó từ tháng 11/2020 đến tháng 9/2022 là Phó Giám đốc rồi đến Giám đốc khối phê duyệt tín dụng. Từ tháng 9/2022 là Phó Tổng giám đốc ngân hàng SCB.

Bùi Nhân đã đồng ý cho 224 khách hàng vay 286 khoản có dư nợ đến 17/10/2022 là 209.336 tỷ đồng, trong đó nợ gốc 182.287 tỷ đồng. Trừ giá trị tài sản được công ty thẩm định giá đánh giá lại, Bùi Nhân liên đới gây thiệt hại cho SCB số tiền 133.589 tỷ đồng.

Khai tại cơ quan điều tra, Nhân thừa nhận biết việc cho vay khống là không đúng với quy trình, nhưng không muốn bị đuổi việc nên bắt buộc phải thực hiện. Quá trình làm việc, ngoài lương và phụ cấp, Bùi Nhân còn được Trương Mỹ Lan thưởng 1 triệu cổ phần ngân hàng SCB. Bùi Nhân đã bán số cổ phần này được khoảng 1 tỷ đồng và đã sử dụng vào mục đích cá nhân.

Phạm Văn Phi có 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng, tham gia công tác tại SCB từ năm 2004, được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc từ tháng 01/2012 đến 9/12/2016.

Thời gian công tác, Phi đã ký đồng ý cho 257 khách hàng vay 311 khoản có dư nợ đến 17/10/2022 là 78.521 tỷ đồng, trong đó dư nợ gốc 34.604 tỷ đồng. Phạm Văn Phi liên đới gây thiệt hại cho SCB số tiền 23.485 tỷ đồng.

Profile 8 cựu Phó Tổng Giám đốc SCB bị truy tố vụ Vạn Thịnh Phát: Người đã chết, người bị truy nã 3

Bị can Diệp Bảo Châu, Phạm Văn Phi, Nguyễn Anh Phước

Diệp Bảo Châu có gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng, gia nhập SCB từ tháng 4/2007 và được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc các khối trong ngân hàng từ tháng 7/2007 cho đến khi bị khởi tố bắt tạm giam. Profile cá nhân giới thiệu ông là người góp phần quan trọng trong việc phát triển công tác quản lý rủi ro.

Diệp Bảo Châu khai, biết Trương Mỹ Lan là chủ thực sự của SCB, biết các khoản vay được trình ký cho các khách hàng nhóm VTP và Châu “không có quyền được phản đối” việc cấp tín dụng này. Sau đó trở thành tiền lệ, tất cả các hồ sơ liên quan nhóm này Châu tham gia với vai trò gì thì đều phải ký, phải thực hiện.

Diệp Bảo Châu đã ký đồng ý cho 221 khách hàng vay 294 khoản có dư nợ đến 17/10/2022 là 168.746 tỷ đồng (trong đó có 115.689 tỷ đồng nợ gốc). Cơ quan công an xác định Diệp Bảo Châu liên đới gây thiệt hại cho SCB số tiền 122.350 tỷ đồng.

Nguyễn Anh Phước làm việc tại SCB (cũ) từ tháng 5/2005 và SCB mới sau sáp nhập đến tháng 8/2018. Trong thời gian công tác Nguyễn Anh Phước đã ký quyết định cho 28 khách hàng vay 31 khoản có dư nợ đến 17/10/2022 là 24.063 tỷ đồng, trong đó có 15.301 tỷ đồng nợ gốc.

Nguyễn Cửu Tính làm việc tại SCB cũ từ tháng 8/2006 và tiếp tục công tác tại SCB mới đến khi bị khởi tố. Quá trình công tác Tính đã ký đồng ý cho 291 khách hàng vay 372 khoản có dư nợ đến 17/10/2022 là 244.466 tỷ đồng.

>> Profile 3 cựu Chủ tịch SCB bị truy tố trong vụ Vạn Thịnh Phát

Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.