Không gian mạng (internet) đang là một “mặt trận” mới, đầy nóng bỏng trong công tác chống hàng giả, với ước tính đến 80-90% hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ được tiêu thụ, mua bán trên mạng.
Lập doanh nghiệp trà trộn hàng giả, hàng nhái nhập khẩu qua các cửa khẩu chính thức; lợi dụng thương mại điện tử để tiêu thụ hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; thậm chí tự sản xuất hàng nhái, đăng ký bản quyền và kiện ngược lại cơ quan chức năng khi bị xử lý... là những vi phạm kiểu mới đang được đẩy mạnh ngăn chặn, xử lý bằng những biện pháp mới, hiệu quả hơn.
Đi cùng với sự phát triển bùng nổ, thương mại điện tử cũng tạo ra những kẽ hở cho việc kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ với những thủ đoạn đặc biệt tinh vi cả về quy mô lẫn địa bàn hoạt động.
Tổng cục Quản lý thị trường (Tổng cục QLTT) và SCHOTT AG vừa ký kết biên bản ghi nhớ, nhằm tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa hai bên trong các lĩnh vực phòng chống hàng giả và vi phạm sở hữu trí tuệ đối với các thương hiệu của SCHOTT AG tại Việt Nam...
Trong quá trình ra quân xử lý các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa đã phát hiện và thu giữ nhiều sản phẩm hàng hiệu giả...
Theo thông tin từ Cục QLTT Phú Yên, đơn vị vừa tạm giữ gần 1.900 chai bia Heineken loại 250ml không rõ nguồn gốc xuất xứ khi đang vận chuyển qua địa phận tỉnh Phú Yên.
Ngày 29/3/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký Quyết định số 319/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Theo tin từ Lực lượng QLTT Thái Nguyên, Đội Quản lý thị trường số 5 đã kiểm tra và phát hiện 02 cơ sở buôn bán hàng hóa là mặt hàng khóa giả mạo nhãn hiệu VIỆT - TIỆP của Công ty Cổ phần khóa VIỆT - TIỆP.
Mặt trận chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) rất rộng, biểu hiện ở nhiều góc độ, khía cạnh, ở nhiều chủng loại mặt hàng và hành vi vi phạm ngày càng tinh vi… Điều này bắt buộc các cơ quan chức năng cần có những biện pháp mạnh hơn để bảo vệ những thương hiệu nổi tiếng - những thương hiệu thường được lựa chọn để làm nhái.
Từ đầu năm 2022 đến nay, Tổng cục Quản lý thị trường đã xử lý hơn 1.200 vụ về làm giả chất lượng, công dụng, nhãn hiệu, tem, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, ..