SCIC bán đấu giá gần 88% vốn của VEIC, giá khởi điểm hơn 1.066 tỷ đồng

Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thông báo sẽ đấu giá toàn bộ cổ phần đang sở hữu tại Tổng CTCP Điện tử và Tin học Việt Nam (VEIC).

SCIC bán đấu giá hơn 38 triệu cổ phần tại VEIC

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo đấu giá bán cổ phần của Tổng công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Việt Nam (Viettronics - VEIC) do Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sở hữu.

Theo đó, SCIC bán đấu giá trọn lô 38.529.750 cổ phần của Viettronics - chiếm 87,97% vốn điều lệ với giá khởi điểm là hơn 1.066 tỷ đồng, tương đương 27.679 đồng/cp. Phiên đấu giá diễn sẽ ra vào sáng 08/02/2023, tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

Tổng CTCP Điện tử và tin học Việt Nam tiền thân là Tổng Công ty Điện tử và tin học Việt Nam (Vietronics), thành lập tháng 10/1995. Ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất, lắp ráp, chế tạo thiết bị, hệ thống thiết bị, linh kiện, chi tiết kết cấu điện tử… Viettronics có trụ sở đặt tại 15 Trần Hưng Đạo, Hà Nội, vốn điều lệ thực góp 438 tỷ đồng.

Công ty đưa cổ phiếu lên giao dịch trên sàn chứng khoán từ tháng 7/2017. Hiện tại cổ phiếu VEC đang giao dịch trên thị trường quanh mức 16.600 đồng/cổ phiếu, vốn hoá doanh nghiệp đạt khoảng 730 tỷ đồng. Thị giá của VEC hiện tại thấp hơn rất nhiều so với giá khởi điểm SCIC muốn thoái vốn.

SCIC bán đấu giáSCIC thông báo bán đấu giá trọn lô cổ phần tại VEIC

VEIC lỗ luỹ kế hơn 12 tỷ đồng

Về tình hình kinh doanh, 9 tháng đầu năm 2022, doanh thu thuần của VEIC gần 369 tỷ đồng, giảm hơn 8% so với cùng kỳ do sự sụt giảm doanh thu tại CTCP Viettronics Tân Bình và CTCP Điện tử Biên Hòa. VEIC cũng báo lỗ hơn 4,5 tỷ đồng sau 9 tháng, cùng kỳ lỗ hơn 2 tỷ đồng.

Tổng lỗ lũy kế của VEIC tính đến thời điểm 30/09/2022 hơn 12 tỷ đồng, trong khi đầu năm chỉ hơn 5,4 tỷ đồng. Tuy vậy công ty còn 54 tỷ đồng trong quỹ đầu tư phát triển. Vốn chủ sở hữu đạt 585 tỷ đồng trong khi vốn góp chủ sở hữu là 438 tỷ đồng.

Tổng tài sản đến 30/9/2022 đạt 848 tỷ đồng, tăng 18 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Nợ phải trả duy trì mức 262 tỷ đồng trong đó dư vay nợ thuê tài chính ngắn hạn 11 tỷ đồng và không có dư vay nợ thuê tài chính dài hạn.

Tin liên quan

Hàng loạt dự án điện gió xin lùi tiến độ

Hàng loạt dự án điện gió xin lùi tiến độ

Gần hết hạn chủ trương đầu tư nhưng chưa thực hiện thủ tục đất đai, thi công không đảm bảo quy định Luật Đất đai, chậm tiến độ và tiếp tục xin gia hạn là thực trạng tại một số dự án điện gió trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Thu hút vốn FDI trong lĩnh vực công nghệ cao

Thu hút vốn FDI trong lĩnh vực công nghệ cao

Dự kiến, Việt Nam có thể thu hút lượng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở mức kỷ lục, khoảng 39-40 tỷ USD cho cả năm 2024. Trong bối cảnh đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ bên ngoài, điều này cho thấy khả năng phục hồi và sức hấp dẫn của nền kinh tế Việt Nam.
Nâng cao giá trị gia tăng cho công nghiệp điện tử

Nâng cao giá trị gia tăng cho công nghiệp điện tử

Dù là nhóm hàng đóng góp kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cho nền kinh tế Việt Nam trong 9 tháng đầu năm với 52,76 tỷ USD nhưng do doanh nghiệp điện tử trong nước chủ yếu tham gia ở phân khúc lắp ráp nên lợi ích kinh tế vẫn tương đối nhỏ.
Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.