Thổ Nhĩ Kỳ điều tra chống lẩn tránh thuế pin năng lượng mặt trời nhập khẩu

Sản phẩm pin năng lượng mặt trời có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Croatia, Jordan, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam bị Thổ Nhĩ Kỳ khởi xướng điều tra do cáo buộc lẩn tránh thuế chống bán phá giá đang áp dụng với Trung Quốc.

Thổ Nhĩ Kỳ điều tra chống lẩn tránh thuế pin năng lượng mặt trời nhập khẩu

Thổ Nhĩ Kỳ khởi xướng vụ việc điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm pin năng lượng mặt trời có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Croatia, Jordan, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam

Ngày 4/12/2023, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết đã nhận được thông tin về việc Tổng cục Nhập khẩu, Bộ Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ (DGI) khởi xướng điều tra chống lẩn tránh biện pháp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm pin năng lượng mặt trời có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Croatia, Jordan, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam, với cáo buộc lẩn tránh thuế chống bán phá giá đang áp dụng với Trung Quốc.

Cụ thể, hàng hóa bị điều tra là tế bào quang điện được lắp ráp thành module hoặc tấm (photovoltaic cells assembled in a module or arranged in panels), gọi chung là pin năng lượng mặt trời được phân loại theo mã HS 8541.43.00.00.00.

Quyết định khởi xướng điều tra được đưa ra trên cơ sở yêu cầu của Hiệp hội Năng lượng Mặt trời Thổ Nhĩ Kỳ (GÜNDER).

Ngày ban hành Thông báo khởi xướng và ban hành các Bản câu hỏi điều tra là 29/11/2023;

Thời hạn nộp Bản câu hỏi điều tra là 37 ngày kể từ ngày ban hành Thông báo.

Mức thuế chống bán phá giá mà Thổ Nhĩ Kỳ đang áp dụng đối với sản phẩm của Trung Quốc là 20-25%.

Theo DGI, năm 2020, nhập khẩu sản phẩm bị điều tra từ Việt Nam vào Thổ Nhĩ Kỳ ước đạt 2.000 tấn, chiếm 9% tổng lượng nhập khẩu sản phẩm bị điều tra vào Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 2020; năm 2021 ước đạt 2.000 tấn, chiếm 10%; năm 2022 ước đạt 17.000 tấn, chiếm 27%; 9 tháng năm 2023 ước đạt 10.000 tấn, chiếm 57%. Kim ngạch nhập khẩu đã tăng dần từ 8 triệu USD (năm 2020); lên 9 triệu USD (năm 2021); lên 105 triệu USD (năm 2022); và ước đạt 57 triệu USD (9 tháng năm 2023).

Để đảm bảo quyền và lợi ích của các doanh nghiệp của Việt Nam trong vụ việc này, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu liên quan chủ động đăng ký tham gia, hợp tác đầy đủ, toàn diện với DGI trong suốt quá trình vụ việc; nghiên cứu kỹ nội dung Thông báo và Bản câu hỏi điều tra của DGI, thực hiện đúng các yêu cầu của DGI về thời hạn, thể thức, nội dung cung cấp thông tin, tài liệu.

Đồng thời, thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin cho Cục Phòng vệ thương mại để được hỗ trợ kịp thời.

Tin liên quan

Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.