Trung Quốc dẫn đầu thế giới về tốc độ xây dựng lò phản ứng hạt nhân

Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã sở hữu thêm 37 lò phản ứng hạt nhân. Trong cùng thời kỳ, Mỹ, quốc gia dẫn đầu thế giới, chỉ bổ sung thêm hai lò.

Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã sở hữu thêm 37 lò phản ứng hạt nhân. Trong cùng thời kỳ, Mỹ, quốc gia dẫn đầu thế giới, chỉ bổ sung thêm hai lò.

Trung Quốc dẫn đầu thế giới về tốc độ xây dựng lò phản ứng hạt nhân

Tờ Economist đưa tin, để giảm bớt phụ thuộc vào dầu khí nhập khẩu và giải thể những nhà máy nhiệt điện nhiều khí thải, chính phủ Trung Quốc đã và đang chuyển sang một trong những loại năng lượng không tái tạo bền vững nhất.

Theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã sở hữu thêm 37 lò phản ứng hạt nhân, nâng tổng số lên 55 lò. Trong cùng thời kỳ, Mỹ, quốc gia dẫn đầu thế giới với 93 lò phản ứng, đã bổ sung thêm hai lò.

Đối mặt với nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, Trung Quốc không giảm bớt tốc độ. Chính phủ nước này hướng tới lắp đặt 6 - 8 lò phản ứng hạt nhân mỗi năm. Một số nhà chức trách cho rằng mục tiêu đó khá thấp. Cơ quan hạt nhân của Trung Quốc cho biết nước này có khả năng xây 8 - 10 lò mỗi năm. Quốc vụ viện Trung Quốc đã phê duyệt kế hoạch xây dựng 10 lò trong năm 2022. Nhìn chung, Trung Quốc hiện đang có 22 lò phản ứng hạt nhân đang thi công, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác.

Trung Quốc dẫn đầu thế giới về tốc độ xây dựng lò phản ứng hạt nhân 2

Nguồn: Economist

Sự phát triển của năng lượng hạt nhân chững lại ở các nước phương Tây vì một số lý do. Thứ nhất là do lò phản ứng đòi hỏi chi phí trả trước lớn và mất nhiều năm để xây dựng. Thứ hai, ngành công nghiệp này chịu sự quản lý chặt chẽ từ chính phủ.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã tạo điều kiện thuận lợi cho con đường phát triển năng lượng hạt nhân bằng cách cung cấp cho các công ty điện thuộc sở hữu của chính phủ những khoản vay rẻ, cũng như đất đai và giấy phép. Nhà cung cấp năng lượng hạt nhân nhận được trợ cấp gọi là biểu giá điện hỗ trợ. Theo IAEA, tất cả yếu tố trên đã giúp giá điện hạt nhân ở Trung Quốc giảm xuống khoảng 70 USD/megawatt giờ so với 105 USD ở Mỹ và 160 USD tại Liên minh châu Âu.

Trung Quốc không tránh khỏi những lo ngại về an toàn khiến nhiều người ở phương Tây phản đối năng lượng hạt nhân. Sau thảm họa ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi của Nhật Bản năm 2021, Trung Quốc đã tạm dừng chương trình xây dựng của họ. Nhà chức trách cũng duy trì lệnh cấm xây nhà máy hạt nhân trong đất liền, sử dụng nước sông để làm mát.

Nếu Trung Quốc muốn loại bỏ dần than đá và đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2060, nước này sẽ cần một nguồn năng lượng có thể giúp đáp ứng nhu cầu về công suất tải nền (mức điện tối thiểu cần thiết để mọi thứ hoạt động). Điện gió và điện mặt trời kém phù hợp với mục đích trên do phụ thuộc vào tự nhiên. Xét về lượng điện sản xuất, các nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc vượt xa công suất lắp đặt điện mặt trời hiện nay. Hầu hết các lò phản ứng đều nằm trên bờ biển, gần các trung tâm dân cư đông đúc, không giống như hầu hết các dự án năng lượng gió và mặt trời, vốn đặt ra thách thức trong việc truyền tải năng lượng mà chúng tạo ra trên khoảng cách xa.

Trong những ngày đầu của chương trình, Trung Quốc đã nhập khẩu công nghệ hạt nhân. Họ vẫn phải phụ thuộc vào nước khác về uranium, nhiên liệu dùng cho lò phản ứng. Nhưng phần lớn lò phản ứng mới hoặc sắp xây dựa trên thiết kế của Trung Quốc, đặc biệt là lò Hoa Long 1. Với nhiều thiết bị có xuất xứ trong nước, chương trình điện hạt nhân của Trung Quốc không bị cản trở nhiều bởi các hạn chế xuất khẩu.

Với phần lớn thiết bị có nguồn gốc trong nước, chương trình của Trung Quốc sẽ không bị cản trở quá nhiều bởi các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của chính quyền Tổng thống Joe Biden. Ví dụ như các quy định nhằm mục đích cắt đứt khả năng tiếp cận của Trung Quốc với các công nghệ tiên tiến có nguồn gốc từ Mỹ.

Một số nhà khoa học và kỹ sư Trung Quốc đang làm việc trong dự án mới nhằm phát triển năng lượng nhiệt hạch. Nhà máy nhiệt hạt nhân không đòi hỏi uranium và sản sinh chất thải hạt nhân ít hơn nhiều so với nhà máy phân hạch. Gần đây một lò phản ứng Trung Quốc đã lập kỷ lục về thời gian kìm hãm plasma dài nhất ở nhiệt độ cao là 17 phút.

Trung Quốc sử dụng siêu cỗ máy thông minh xây hầm cao tốc dài nhất thế giới: Dài hơn 22km, nằm trong tuyến vận tải kết nối 8 quốc gia

Tin liên quan

Nỗ lực khôi phục hòa bình ở Trung Đông

Nỗ lực khôi phục hòa bình ở Trung Đông

Trong cuộc họp báo chung tại Cairo với Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez và Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo, Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi đã kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận nhà nước Palestine và đưa nước này gia nhập Liên hợp quốc (LHQ).

Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.