JETRO: Việt Nam đứng hàng đầu trong kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp Nhật

Đại diện JETRO cho biết Việt Nam đứng đầu ASEAN về tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh trong 1 – 2 năm tới, và là địa điểm được lựa chọn nếu doanh nghiệp xem xét lại điểm thu mua.

Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) cho biết theo khảo sát mới nhất, về phương hướng triển khai kinh doanh 1 – 2 năm tới, 60% số doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam được hỏi cho biết sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng 4,7% so với kết quả năm ngoái.

Con số này của Việt Nam chỉ đứng sau Ấn Độ và Bangladesh, và đứng đầu ASEAN.

JETRO: Việt Nam đứng hàng đầu trong kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp Nhật

Trong số các doanh nghiệp trả lời “mở rộng”, gần 66% thuộc ngành phi chế tạo, tăng 7,2%. “Đặc biệt, trong ngành phi chế tạo, doanh nghiệp vừa và nhỏ có mong muốn mở rộng tăng mạnh”, ông Takeo Nakajima, Trưởng đại diện JETRO Hà Nội, cho biết thêm tại buổi công bố báo báo mới đây.

Về lý do, các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam kỳ vọng vào tăng doanh thu nhờ mở rộng thị trường và tăng xuất khẩu, cùng tiềm năng tăng trưởng cao của Việt Nam. Không chỉ vậy, khoảng 1/3 doanh nghiệp được hỏi kỳ vọng vào việc tăng doanh thu do tăng sức mua tại thị trường nội địa.

Theo ông Takeo Nakajima, một trong những vấn đề đáng chú ý nữa là việc xem xét lại chuỗi cung ứng, thu mua của các doanh nghiệp Nhật Bản, khi hơn một nửa (56,5%) doanh nghiệp tại Việt Nam được hỏi trả lời có dự định xem xét lại điểm thu mua từ nay về sau.

Ba lý do hàng đầu là triển khai thu mua nội địa hóa, chi phí nguyên vật liệu tăng mạnh, và chi phí logistic tăng mạnh.

“Biểu hiện cụ thể rõ ràng của việc xem xét lại điểm thu mua nhiều nhất là hình thức chuyển điểm thu mua từ Trung Quốc hoặc từ Nhật Bản sang Việt Nam”, đại diện JETRO cho biết thêm.

Về môi trường kinh doanh, môi trường kinh doanh của Việt Nam được kỳ vọng về khả năng tăng trưởng, nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức.

Cụ thể, những lợi thế kinh doanh lớn nhất của thị trường Việt Nam bao gồm tính tăng trưởng, quy mô hiện tại, trong khi các rủi ro đáng chú ý bao gồm tính hiệu quả trong các thủ tục hành chính, tính hiệu quả trong hệ thống thuế và thủ tục thuế, và thực trạng hoàn thiện hệ thống pháp luật (ưu đãi đầu tư nước ngoài, quy định…).

Khảo sát cho biết thêm lãng phí về thời gian và chi phí cho các loại thủ tục gây cản trở cho hoạt động kinh doanh và đầu tư mới. Doanh nghiệp Nhật Bản chú trọng việc tuân thủ quy định, do vậy họ kỳ vọng môi trường kinh doanh tốt để dễ dàng hoạt động.

Cần thêm nguồn lực cho xúc tiến thương mại

Cần thêm nguồn lực cho xúc tiến thương mại

Hiện nay năng lực cung ứng và thích ứng thị trường của doanh nghiệp đã được cải thiện, hàng hóa Việt Nam đang dần khẳng định uy tín trên thị trường quốc tế, đòi hỏi đầu tư nhiều hơn cho xúc tiến thương mại quảng bá hình ảnh ngành hàng, sản phẩm, để giữ vững và phát triển thị trường cũng như kim ngạch xuất khẩu.
Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.