Rà soát các dự án đô thị tại Hòa Bình

Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình sẽ giám sát việc chấp hành pháp luật đối với các dự án khu đô thị mới, đô thị sinh thái trên địa bàn thời kỳ 2021-2023.

Với tổng diện tích đất khoảng 459 nghìn ha, trong đó nhóm đất nông nghiệp khoảng 391 nghìn ha, giai đoạn từ 2019 - 2023, Hòa Bình sở hữu danh mục 175 dự án cần thu hồi đất để giao đất với tổng diện tích thu hồi khoảng 507ha.

136 dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang sản xuất kinh doanh để cho thuê đất với tổng diện tích 879ha. 

Giai đoạn 2020-2023, trên địa bàn tỉnh có 292 dự án thực hiện thu hồi đất với tổng diện tích đất đã bồi thường, giải phóng mặt bằng lên tới 1.960ha. 

Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Hòa Bình cho biết sẽ giám sát việc chấp hành pháp luật đối với các dự án khu đô thị mới, đô thị sinh thái trên địa bàn thời kỳ 2021 - 2023.

Cuộc giám sát nhằm đánh giá hoạt động chỉ đạo, triển khai thực hiện của UBND tỉnh và các ngành chuyên môn trong chấp hành pháp luật về quy trình, thủ tục thực hiện; phù hợp với các quy hoạch; tiến độ thực hiện của các dự án.

Từ đó, kiến nghị địa phương kịp thời khắc phục hạn chế, yếu kém (nếu có) cũng như chủ động tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong quản lý nhà nước, tổ chức thực hiện các dự án khu đô thị mới, khu đô thị sinh thái.

Kết quả giám sát là cơ sở để HĐND tỉnh kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành nhằm sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến triển khai các dự án đầu tư, đảm bảo phù hợp với thực tế hiện nay.

Một số nội dung giám sát gồm trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong quản lý, triển khai các dự án khu đô thị mới, khu đô thị sinh thái trên địa bàn tỉnh; kết quả thực hiện việc quản lý, triển khai các dự án; những tồn tại, vướng mắc và kiến nghị, đề xuất.

Phạm vi giám sát bao trùm các dự án đầu tư ngoài ngân sách nhà nước xây dựng khu đô thị mới, khu đô thị sinh thái trên địa bàn được chấp thuận chủ trương trong giai đoạn 2021- 2023.

Được biết, đoàn giám sát dự kiến thực địa một số dự án tại TP. Hòa Bình, Kim Bôi, Lạc Sơn, Lương Sơn.

Đáng chú ý, thông tin từ Sở Tài nguyên và môi trường cho biết, giai đoạn từ 2020 - 2023, Hòa Bình đã thu hồi đất để giải phóng mặt bằng trước khi chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất phục vụ 42 dự án, với tổng diện tích 772ha.

Đồng thời, địa phương đã cho 79 doanh nghiệp, hợp tác xã thuê đất không thông qua đấu giá khoảng 709ha. Trong số này, 77 trường hợp thuê đất vào mục đích đất phi nông nghiệp, diện tích 704ha và đã được cấp “sổ đỏ”.

Theo bà Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó chủ tịch thường trực HĐND tỉnh, vẫn còn nhiều bất cập cần giải quyết dứt điểm trong thời gian tới như: diện tích đất công ích (5%) chưa được thống kê đầy đủ; chậm nộp thuế đất, việc cho thuê đất (5%) chưa thực hiện đầy đủ theo quy định tại Luật Đất đai.

Cảnh báo 19 dự án bất động sản tại Hòa Bình
Bất động sản du lịch trở lại đường đua

Bất động sản du lịch trở lại đường đua

Bên cạnh sự hỗ trợ về pháp lý của Chính phủ, các doanh nghiệp cần thay đổi mô hình sản phẩm, phát triển các dự án chất lượng, hấp dẫn khách du lịch, để hồi phục và phát triển thị trường bất động sản nghỉ dưỡng bền vững.
‘Sóng’ đầu tư đang dồn về thành phố mới Bến Cát

‘Sóng’ đầu tư đang dồn về thành phố mới Bến Cát

Các chuyên gia đánh giá thị trường bất động sản Bình Dương vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển dài hạn. Trong đó, Bến Cát nhờ vị trí liền kề thành phố mới Bình Dương và hạ tầng giao thông, công nghiệp phát triển mạnh, đang trở thành “thỏi nam châm” thu hút các nhà đầu tư bất động sản.
Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.