Thực phẩm Sao Ta (FMC): Xuất khẩu tôm sẽ bứt phá trong quý 4/2023

Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (mã cổ phiếu FMC), doanh nghiệp xuất khẩu tôm hàng đầu Việt Nam, nhận định hoạt động xuất khẩu tôm sẽ bứt phá trong quý 4/2023. Tiêu thụ tôm trong tháng 10/2023 của doanh nghiệp này đã tăng 11% so với cùng kỳ.

Thực phẩm Sao Ta (FMC): Xuất khẩu tôm sẽ bứt phá trong quý 4/2023

Sản lượng tiêu thụ tôm tháng 10 /2023 tăng 11%

Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (mã cổ phiếu FMC - sàn HoSE) vừa cập nhật tình hình kinh doanh tháng 10/2023 với doanh số tiêu thụ đạt 18,45 triệu USD, giảm 5% so với tháng 10/2022 và giảm hơn 9% so với tháng 9/2023.

Bóc tác dữ liệu cho thấy, trong tháng 10/2023, sản xuất tôm thành phẩm và nông sản thành phẩm của Thực phẩm Sao Ta lần lượt đạt 2.569 tấn và 133 tấn, tương ứng lần lượt tăng 44% và 35% so với cùng kỳ năm trước.

Thực phẩm Sao Ta FMC : Xuất khẩu tôm sẽ bứt phá trong quý 4/2023

Kết thúc quý 3/2023, Thực phẩm Sao Ta đã hoàn thành 72% mục tiêu lợi nhuận cả năm nay.

Sản lượng tiêu thụ tôm thành phẩm trong tháng 10/2023 đạt 1.659 tấn, tăng 11% so với cùng kỳ, nhưng sản lượng tiêu thụ nông sản thành phẩm chỉ đạt 137 tấn, giảm 33% so với cùng kỳ năm ngoái.

Vừa qua, Hội đồng Quản trị Thực phẩm Sao Ta đã thông qua việc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh với doanh thu giảm 17,5% so với kế hoạch đầu năm, tương ứng giảm 1.030 tỷ đồng, về 4.870 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế giảm 25% so với kế hoạch đầu năm, tương ứng giảm 100 tỷ đồng, về 300 tỷ đồng.

Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2023 của Thực phẩm Sao Ta cho thấy doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu thuần 3.835 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 216 tỷ đồng, lần lượt giảm 15% và giảm 12,6% so với cùng kỳ năm ngoái trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tôm trên toàn cầu ở mức yếu.

So với kế hoạch kinh doanh đã được điều chỉnh, Thực phẩm Sao Ta đã hoàn thành 79% mục tiêu doanh thu và 72% mục tiêu lợi nhuận cả năm nay. Theo chia sẻ của ban lãnh đạo doanh nghiệp, tình hình đơn hàng ở mức cao sẽ được duy trì trong ít nhất 2 tháng tới nhờ mùa lễ hội - cao điểm tiêu thụ cuối năm, nhu cầu tăng lên đối với các sản phẩm tôm chế biến sâu - vốn là thế mạnh của Thực phẩm Sao Ta.

Dữ liệu cũng cho thấy hoạt động kinh doanh của Thực phẩm Sao Ta đã bước qua vùng đáy vào quý 2/2023 với sự phục hồi rõ rệt. Trong đó, doanh thu thuần và lãi ròng quý 3/2023 lần lượt tăng 73,6% và tăng 17,5% so với quý 2/2023. Biên lợi nhuận gộp cũng được cải thiện đáng kể từ 8,5% trong quý 2/2023 lên 10,2% trong quý 3/2023, gần tương đương với hồi quý 3/2022.

Xuất khẩu tôm sẽ bứt phá trong quý 4/2023

Theo chia sẻ của ông Hồ Quốc Lực - Chủ tịch HĐQT Thực phẩm Sao Ta vào đầu tháng 10/2023, dựa trên lượng hợp đồng đang có (đến đầu tháng 9/2023) và theo ước tính thận trọng, lợi nhuận cả năm 2023 của công ty sẽ đạt “ít nhất đạt 90%” so với năm 2022 trong bối cảnh giá tôm xuống quá thấp (giảm từ 10% - 20% tùy cỡ loại). Các thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Thực phẩm Sao Ta hiện nay là Hoa Kỳ, châu Âu, và Nhật Bản. Đây cũng là những thị trường quan trọng nhất đối với ngành thủy sản Việt Nam.

Đáng chú ý, Thực phẩm Sao Ta hiện cho biết khu nuôi tôm cũ đang thu hoạch đạt khoảng 80% và khu nuôi mới đã thu hoạch xong, dự kiến sẽ thả nuôi lại trong tháng 11 này.

Theo đánh giá gần nhất của SSI Research, sản lượng thu hoạch tại vùng nuôi mới của Thực phẩm Sao Ta ước đạt 2.000 tấn, tương đương 10% tổng sản lượng cả năm; qua đó, tăng tỷ lệ cung ứng nội bộ và giúp giảm giá thành sản phẩm.

Thực phẩm Sao Ta FMC : Xuất khẩu tôm sẽ bứt phá trong quý 4/2023 2

Khối lượng giao dịch và xu hướng giá cổ phiếu FMC của Thực phẩm Sao Ta từ đầu năm 2023 đến nay. (Nguồn: TradingView)

Xem thêm: "Đạm Cà Mau (DCM): Lãi ròng sẽ bật tăng kể từ quý 4/2023, chi phí khí có thể giảm mạnh" trên Tạp chí Công Thương tại đây.

Nhận định về thị trường tôm thời gian tới, ông Hồ Quốc Lực chia sẻ, thị trường toàn cầu hiện đã qua cao điểm thu hoạch tôm nuôi, nhưng nguồn cung ứng tôm thành phẩm vẫn dồi dào, chủ yếu do lượng hàng tồn kho trước đó. Điều này khiến giá tôm tiêu thụ còn duy trì mức thấp, tuy có lợi cho người tiêu dùng, nhưng gây thiệt hại lớn cho người nuôi, và có thể ảnh hưởng tiêu cực cho chuỗi cung ứng tôm sau này.

Đáng chú ý, mặc dù hàng tồn kho của một số quốc gia đối thủ chính của tôm Việt Nam như Ecuador và Ấn Độ còn ở mức khá cao, nhưng chủ yếu là hàng sơ chế, do đó hàng chế biến sâu vốn là lợi thế của ngành tôm Việt Nam có điều kiện thuận lợi để bứt phá trong quý 4/2023, Chủ tịch Thực phẩm Sao Ta nhận định.

Trên thị trường chứng khoán, kết thúc ngày 3/11, thị giá cổ phiếu FMC đạt 43.700 đồng/cổ phiếu, tăng gần 37% so với hồi đầu năm nay.

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...
Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.