Chuyển biến quan trọng từ thực hiện 'cơ chế một giá'

Thực hiện cơ chế một giá dẫn đến những chuyển biến quan trọng. Từ sản xuất chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, từ kinh phí sử dụng từ vốn nước ngoài chiếm một tỷ lệ lớn, đến đầu thập kỷ 90, tổng sản phẩm trong nước đã bảo đảm được trên 90% quỹ tích lũy và tiêu dùng hàng năm.

Chuyển biến quan trọng từ thực hiện 'cơ chế một giá'
Bách hóa tổng hợp Tràng Tiền, Hà Nội đầu năm 1990. (Ảnh: TTXVN)

Sự thay đổi về quan điểm và chính sách kinh tế trong những năm đầu Đổi mới đã đem lại những tác động tích cực trên thị trường hàng hóa dịch vụ. Tự do hóa thương mại, tự do hóa lưu thông đã làm cho hàng hóa giao lưu thông suốt giữa các vùng trong cả nước, góp phần khai thác tiềm năng và thế mạnh của từng vùng, từng doanh nghiệp.

Hàng hóa, dịch vụ ngày càng phong phú, đa dạng về chủng loại, tăng trưởng với mức cao, trên 10%/năm. Bên cạnh sự gia tăng về tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội, giá cả đã phản ánh đúng hơn giá trị và quan hệ cung - cầu trên thị trường, việc thực hiện cơ chế một giá và mua bán bình thường vật tư hàng hóa đã làm giảm mạnh các nhu cầu giả tạo và nạn đầu cơ, tích trữ vật tư hàng hóa trong nước. Chỉ số tăng giá bình quân hàng tháng của thị trường xã hội năm 1986 là 20%, năm 1989 là 2,5%, năm 1990 4,4% và năm 1995 là 1,0%.

Hoạt động ngoại thương cũng cởi mở hơn, đã mở rộng quyền kinh doanh xuất, nhập khẩu cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong cả 2 lĩnh vực kinh doanh và sản xuất; mọi hàng hóa, trừ một số còn chịu sự quản lý của Nhà nước, được tự do xuất, nhập khẩu và chịu sự điều tiết bằng thuế, theo Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Xuất khẩu trở thành một trong những động lực tăng trưởng GDP.

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 1986 - 1990 bình quân 28%/ năm, cao hơn nhiều lần so với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 3,9%/năm trong cùng giai đoạn. Giai đoạn 1991 - 1995, xuất khẩu tăng bình quân 17,8%/năm, cao hơn 2 lần so với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 8,2%/năm trong cùng giai đoạn.

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, nội thương, ngoại thương đã khơi nguồn sản xuất, cân đối cung cầu, tiền - hàng, kiềm chế lạm phát và có đóng góp quan trọng cùng các ngành khác đã đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng.

Thực hiện cơ chế một giá dẫn đến những chuyển biến tích cực và quan trọng. Từ sản xuất chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, phải sử dụng nguồn vốn vay và viện trợ của nước ngoài bù đắp một phần cho quỹ tiêu dùng; từ kinh phí sử dụng từ vốn nước ngoài chiếm một tỷ lệ lớn trong thu nhập quốc dân (năm 1986 là 8,4%, năm 1988 lên tới 12,7%), đến đầu thập kỷ 90, tổng sản phẩm trong nước đã bảo đảm được trên 90% quỹ tích lũy và tiêu dùng hàng năm.

Sau khi bù đắp quỹ tiêu dùng, tổng sản phẩm trong nước còn có một phần chuyển sang tích lũy tài sản, tỷ lệ tích lũy này tăng đều qua các năm: 3% năm 1990 lên 11,2% năm 1991 và 23,4% năm 1995. Đây là mục tiêu và kỳ vọng từ Đại hội Đảng VI: “Ổn định đời sống nhân dân phải đi đôi với bảo đảm yêu cầu có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế quốc dân để đủ sức tiếp nhận và đưa vào tái sản xuất mở rộng vốn vay và viện trợ của nước ngoài”

Tin liên quan

Cổ phiếu công nghệ nhìn từ Mỹ về Việt Nam: Lý do chưa đủ khoẻ để gồng gánh cả thị trường

Cổ phiếu công nghệ nhìn từ Mỹ về Việt Nam: Lý do chưa đủ khoẻ để gồng gánh cả thị trường

Dù được đánh giá là nhóm ngành đầy tiềm nhưng do ít gương mặt trên sàn và vốn hóa thấp nên nhóm cổ phiếu công nghệ có tăng tốt cỡ nào cũng không thể thay thế được nhóm cổ phiếu tài chính và kỳ vọng tạo thành một “cơn sóng” lớn như thị trường Mỹ trong ngắn hạn là điều không thể xảy ra...

Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.