Bơm 107 triệu USD nâng cấp vận tải đường thủy phía Nam

Khoản đầu tư nhằm tăng lưu lượng hàng hóa, giảm thời gian lưu thông và kết nối các trung tâm sản xuất quan trọng.

Ngân hàng Thế giới mới đây đã phê duyệt khoản tín dụng trị giá 107 triệu USD nhằm nhằm nâng cao năng lực, tính hiệu quả và sự an toàn của các tuyến đường thủy nội địa ở miền Nam, đồng thời, cắt giảm phát thải khí nhà kính trong ngành giao thông vận tải.

Dự án phát triển các hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam mới được phê duyệt nói trên nhằm tăng lưu lượng hàng hóa và giảm thời gian lưu thông trên các hành lang vận tải huyết mạch Đông – Tây và Bắc – Nam.

Dự án cũng sẽ kết nối các trung tâm sản xuất quan trọng với cảng nước sâu chính của Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu.

Cụ thể, nâng cấp hành lang vận tải Đông – Tây sẽ giúp giảm khoảng 30% khoảng cách vận chuyển giữa cảng lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại Cần Thơ và cảng có lưu lượng lớn nhất Việt Nam tại TP.HCM.

Cải tạo hành lang vận tải Bắc – Nam sẽ trực tiếp kết nối vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng nội địa với cảng nước sâu chính của Việt Nam để phục vụ hoạt động thương mại quốc tế, giảm phát thải và chi phí logistics.

Dự án cũng hỗ trợ hệ thống phao tiêu báo hiệu và cải tạo các khúc cua gấp trên tuyến đường thủy, giúp cải thiện an toàn.

Dự án dự kiến sẽ mang lại lợi ích cho các hộ sản xuất nông nghiệp, doanh nghiệp và người lao động, các đơn vị khai thác tàu bè cũng như toàn bộ người dân ở miền Nam Việt Nam.

Chuyển sang vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa có ý nghĩa rất quan trọng để giảm phát thải carbon trong ngành giao thông vận tải của Việt Nam.

Vận tải hàng hóa bằng đường bộ, gây ra khoảng 80% lượng phát thải khí nhà kính trong ngành giao thông, thải ra lượng carbon nhiều hơn gấp sáu lần so với vận tải đường thủy.

Bà Mariam Sherman, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Campuchia và Lào, đánh giá, các tuyến đường thủy khu vực phía Nam của Việt Nam có tiềm năng to lớn là phương thức vận tải rẻ hơn, xanh hơn và an toàn hơn.

Dự án này trực tiếp hỗ trợ những mục tiêu đầy tham vọng của Việt Nam, đó là thúc đẩy tính cạnh tranh của giao thông đường thủy nội địa, giảm phát thải carbon trong ngành giao thông vận tải, qua đó, thúc đẩy tính cạnh tranh thương mại của đất nước. 

Giao thông miền Tây lấy đường thủy làm trọng tâm
Tổng cục Thuế quyết liệt triển khai hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử

Tổng cục Thuế quyết liệt triển khai hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử

Cơ quan thuế tại các địa phương sẽ rà soát, kiểm tra đồng bộ, toàn diện việc kê khai, nộp thuế, sử dụng hoá đơn điện tử của các tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử. Bộ Tài Chính và Bộ Công Thương cũng sẽ phối hợp chặt chẽ tăng cường quản lý hoạt động thương mại điện tử.
Thái Nguyên xử lý 32 vụ vi phạm thương mại điện tử

Thái Nguyên xử lý 32 vụ vi phạm thương mại điện tử

Hiện nay, hoạt động thương mại điện tử (TMĐT)trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên diễn ra ngày càng sôi động, đặc biệt trên các nền tảng mạng xã hội và tạo ra những thách thức cho các cơ quan thực thi pháp luật trong việc ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại. 6 tháng đầu năm các cơ quan chức năng của tỉnh đã xử lý 32 vụ vi phạm TMĐT, thu nộp ngân sách nhà nước và trị giá hàng hoá gần 750 triệu đồng.
Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.