Chính phủ kiến nghị kéo dài thí điểm xử lý nợ xấu

Chính phủ kiến nghị kéo dài thí điểm xử lý nợ xấu

Sáng 24/5, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đọc tờ trình kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng trước Quốc hội.

nguyenthihong.jpgThống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng - Ảnh: Tuổi trẻ Thủ đô

Tờ trình nêu, trải qua gần 5 năm đi vào thực tiễn, các quy định tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 đã tạo ra hành lang pháp lý cần thiết cho công tác xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD), Công ty TNHH một thành viên quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (sau đây gọi tắt là VAMC).

Nghị quyết số 42/2017/QH14 hết hiệu lực thi hành sau ngày 15/8/2022, việc xử lý nợ xấu của TCTD sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

Việc này dẫn đến thiếu hụt cơ chế, chính sách khuyến khích để hỗ trợ TCTD, VAMC xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm cũng sẽ kéo dài quá trình xử lý nợ xấu.

Các khoản nợ xấu đang xử lý theo Nghị quyết số 42/2017/NQ14 sẽ chuyển sang việc xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan sẽ gây khó khăn cho TCTD khi tiếp tục xử lý khoản nợ xấu đó, dễ dẫn đến việc phát sinh những tranh chấp giữa TCTD và khách hàng.

Do đó, Chính phủ đề xuất Quốc hội thông qua việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 đến ngày 31/12/2023; đưa nội dung này vào Nghị quyết chung của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.

Trước đó, tổng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42/2017/NQ14 tại thời điểm ngày 15/8/2017 là 541,6 nghìn tỷ đồng. Nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 phát sinh mới trong thời gian Nghị quyết có hiệu lực tính đến 31/12/2021 là 251,3 nghìn tỷ đồng. Nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 chưa được xử lý đến ngày 31/12/2021 là 412,67 nghìn tỷ đồng.

171 km đường Hồ Chí Minh chưa được bố trí vốn

171 km đường Hồ Chí Minh chưa được bố trí vốn

Tính đến năm 2021, dự án đường Hồ Chí Minh triển khai được khoảng 2.362 km/2.744km, đạt 86,1% và khoảng 258km tuyến nhánh; đang thực hiện 211km; chưa bố trí vốn để triển khai thực hiện 171km còn lại để nối thông toàn tuyến đường Hồ Chí Minh.
Hà Tĩnh: Chấp thuận chủ trương đầu tư cho 8 dự án với tổng vốn gần 2.500 tỷ đồng trong 5 tháng đầu năm 2022

Hà Tĩnh: Chấp thuận chủ trương đầu tư cho 8 dự án với tổng vốn gần 2.500 tỷ đồng trong 5 tháng đầu năm 2022

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, Hà Tĩnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho 8 dự án với tổng vốn gần 2.500 tỷ đồng. Trong đó, có 7 dự án đầu tư trong nước và 1 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn 3 triệu USD...
Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.