Cổ phiếu OGC bị đưa vào diện kiểm soát từ 31/5

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) vừa ra quyết định đưa cổ phiếu của CTCP Tập đoàn Đại Dương (HOSE: OGC) từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát từ ngày 31/5.

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) vừa ra quyết định đưa cổ phiếu của CTCP Tập đoàn Đại Dương (HOSE: OGC) từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát từ ngày 31/5.

Lý do là OGC chậm nộp báo cáo tài chính năm 2021 (Công ty mẹ và hợp nhất) đã được kiểm toán quá 30 ngày so với thời hạn quy định, thuộc trường hợp chứng khoán bị đưa vào diện kiểm soát theo quy định.

Bên cạnh đó, cổ phiếu OGC vẫn thuộc diện chứng khoán bị kiểm soát do báo cáo tài chính kiểm toán năm 2019 và 2020 có ý kiến kiểm toán ngoại trừ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 38 Quy chế niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm theo Quyết định số 17/QĐ-HĐTV ngày 31/3/2022 của Hội đồng Thành viên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam.

Trước đó, ngày 06/9/2021, OGC nhận được Văn bản số 1094/SGDHCM-NY của HOSE về việc “Yêu cầu khắc phục ý kiến ngoại trừ và nhấn mạnh của kiểm toán”.

Tại văn bản này, HOSE cho biết, công ty tiếp tục có các khoản lợi nhuận nhưng các khoản lỗ lũy kế nhiều và vẫn còn vấn đề ngoại trừ và nhấn mạnh đã tồn tại trước đây đối với BCTC của Công ty; thông báo về việc nếu BCTC kiểm toán năm 2021 của OGC tiếp tục có ý kiến ngoại trừ sẽ bị rơi vào trường hợp hủy niêm yết bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ; thông báo về việc giữ nguyên diện kiểm soát đối với cổ phiếu OGC và việc xem xét hướng xử lý tiếp theo đối với cổ phiếu OGC sẽ căn cứ vào BCTC kiểm toán năm 2021; và yêu cầu OGC giải trình tình hình thực hiện phương án khắc phục ý kiến ngoại trừ, nhấn mạnh của kiểm toán theo công văn số 28/2021/CV-OGC ngày 19/04/2021 và đưa ra phương án khắc phục triệt để ý kiến ngoại trừ và nhấn mạnh của kiểm toán tiếp theo.

Trước đó, Cổ phiếu của công ty con của OGC là CTCP Khách sạn và Dịch vụ OCH (MCK: OCH) cũng đã bị đưa vào diện cảnh báo từ ngày 9/5.

Trong năm 2021, OGC ghi nhận doanh thu thuần đạt 409 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 105 tỷ đồng, giảm lần lượt 55% và 49% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là sự sụt giảm mạnh trong hoạt động kinh doanh của công ty con là Công ty cổ phần Khách sạn và Dịch vụ OCH bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.

Năm 2021 là năm thứ 4 liên tiếp OGC có lãi sau giai đoạn khó khăn 2014 - 2017 với nhiều năm thua lỗ nặng liên tiếp. Dù vậy, OGC vẫn còn lỗ lũy kế đến 2.523 tỷ đồng vào cuối năm 2021. Nguyên nhân chính dẫn tới điều này là việc doanh nghiệp phải liên tục trích lập các khoản dự phòng phải thu khó đòi của trong một số năm sau biến cố.

Nếu BCTC kiểm toán năm 2021 của CTCP Tập đoàn Đại Dương tiếp tục có ý kiến ngoại trừ sẽ bị rơi vào trường hợp hủy niêm yết bắt buộc. Việc xem xét hướng xử lý tiếp theo đối với cổ phiếu OGC căn cứ vào BCTC kiểm toán năm 2021 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Dương.

Theo BCTC quý I/2022, OGC ghi nhận doanh thu thuần đạt 102,4 tỷ đồng, gần như đi ngang so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên giá vốn hàng bán tăng cao khiến lợi nhuận gộp của doanh nghiệp sụt giảm xuống còn gần 16,5 tỷ đồng.

Sau khi khấu trừ đi mọi chi phí và thuế, doanh nghiệp ghi nhận lỗ sau thuế hơn 38,2 tỷ đồng, tăng tới 12 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Năm 2022, OGC đặt kế hoạch kinh doanh hợp nhất 937 tỷ đồng, tăng 80,5%, lợi nhuận kế toán trước thuế 51 tỷ đồng, sau thuế 18 tỷ đồng, giảm mạnh so với thực hiện 2021 là 99 tỷ đồng.

Như vậy sau 3 tháng kinh doanh, công ty mới chỉ thực hiện được 11% kế hoạch doanh thu và chưa thực hiện được mục tiêu lợi nhuận.

Trên thị trường chứng khoán tại phiên chiều 25/5 cổ phiếu OGC đang giao dịch quanh vùng 11.850 đồng/cp.

Tin liên quan

FDI, nhưng phải xanh

FDI, nhưng phải xanh

Gần 40% diện tích Việt Nam có tốc độ gió thuận lợi phát triển điện gió. Nhiều vùng có mức bức xạ thuận lợi cho điện mặt trời. Đã đến lúc chúng ta không cần thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) bằng mọi giá, mà có thể lựa chọn?
Không thể chủ quan với rủi ro lạm phát năm 2025

Không thể chủ quan với rủi ro lạm phát năm 2025

Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ thích ứng với những biến động của môi trường kinh tế thế giới và trong nước để kiên định mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng...
Tăng trưởng 2 con số

Tăng trưởng 2 con số

Sáng 14/1/2025, tại Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối Vùng đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Vùng đồng bằng sông Hồng phải tăng trưởng 2 con số để cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh và thịnh vượng của đất nước. Nếu chúng ta tăng trưởng trung bình 6-7% năm thì không đạt mục tiêu phát triển 100 năm.
Thành công trong thu hút vốn FDI

Thành công trong thu hút vốn FDI

Trong năm 2024, các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) ước tính đã giải ngân được khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4% so với năm trước đó, đánh dấu mức giải ngân cao nhất từ trước đến nay.
Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.