Doanh nghiệp chật vật tìm thị trường mới

Việc tìm kiếm các thị trường mới trên thế giới là hướng đi được các doanh nghiệp lựa chọn khi các thị trường đang hoạt động gặp khó. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn còn loay hoay tìm hướng đi.

“Nhiều doanh nghiệp công nghệ đang rất chật vật trong chuyện ra thị trường nước ngoài” là nhận định của ông Lê Trí Hải, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ thành phố Đà Nẵng sau khi nghe câu hỏi của một vị doanh nhân trẻ trong sự kiện do đơn vị này tổ chức mới đây.

Vị giám đốc của một công ty giải pháp công nghệ đặt vấn đề: “Thị trường Nhật Bản hiện đang rất khó khăn, nhiều doanh nghiệp làm outsource phải chuyển qua một số nước khác. Tôi muốn nghe thông tin về các thị trường, ví dụ như Indonesia với 300 triệu dân thì các doanh nghiệp có thể tiến vào như thế nào?”

Ông Hải cho biết, có những doanh nghiệp quy mô 4-5 nhân sự bình thường ghi nhận mức lợi nhuận tốt nhưng khi đồng yên rớt giá mạnh thì phải chịu lỗ, thậm chí gần như phải giải tán.

Không có kinh nghiệm gia nhập thị trường Indonesia nhưng từ đầu năm đến nay, Công ty Toàn Cầu Xanh do ông Hải làm chủ cũng đang tích cực tìm kiếm các thị trường mới, đặc biệt, công ty này đã có các hợp đồng với đối tác Hàn Quốc.

Ông Hải cho rằng dù là Hàn Quốc hay Indonesia thì cách tốt nhất vẫn là thông qua các kênh kết nối như hiệp hội xúc tiến đầu tư hay hiệp hội về công nghệ thông tin. Ông Hải cho biết, các hiệp hội ở Hàn Quốc đã và đang tạo điều kiện để các doanh nghiệp tư Toàn Cầu Xanh có thể thâm nhập.

Có cùng quan điểm, ông Trần Văn Thọ, giáo sư danh dự của Đại học Waseda (Nhật Bản) cho rằng, muốn thâm nhập vào một thị trường nào đó thì phải hiểu và phải có thông tin chính xác. Các quốc gia đều có những cơ quan đại diện xúc tiến thương mại, có “chân rết” tại nhiều nước trên thế giới, có thể cung cấp thông tin cơ bản về thị trường và các ngành nghề cho doanh nghiệp.

Từng có dịp đến Indonesia, Malaysia và Thái Lan, ông Lê Văn Hiếu, Chủ tịch HĐQT Seatech nhìn nhận, các thị trường này đã đi trước Việt Nam rất lâu về công nghiệp. Do đó, nếu lựa chọn hướng công nghiệp để tiến vào các thị trường này là rất khó. Ông cho rằng, việc Indonesia đang chuẩn dời thủ đô cũng có thể là cơ hội cho các nhà thầu xây dựng.

Doanh nghiệp chật vật tìm thị trường mớiKinh tế thế giới khó khăn khiến đơn đặt hàng giảm sút. Ảnh: Hoàng Anh

Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong nước hiện nay dường như đang tạo nên một bức tranh khá tối màu, hoà chung với những khó khăn của tình hình thế giới. Tuy nhiên, ông Thọ cho rằng không nên quá bi quan.

Ngược lại, ông cho rằng hiện vẫn có nhiều tín hiệu lạc quan. Kinh tế thế giới biến động, giảm tốc nhưng chưa khủng khoảng. Tăng trưởng kinh tế toàn cùa năm 2022 đạt 3,4% và Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 và 2024 lần lượt đạt 2,8% và 3%. Riêng khu vực châu Á đạt trên 5% trong năm 2023 và 2024. Việt Nam và Ấn Độ đạt khoảng trên dưới 6%.

Bên cạnh đó, ông cho rằng dòng vốn FDI đang đổ về Việt Nam và dư địa tham tham gia vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Việt rất lớn. Cụ thể, trong số hơn 500 doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ đang hoạt động ở Việt Nam thì có tới hơn 400 doanh nghiệp FDI.

“Hoạt động của doanh nghiệp thăng trầm theo tình hình thế giới và tình hình kinh tế vĩ mô trong nước. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải giữ được hướng tiến lên”, vị giáo sư nhận định.

Bên cạnh đó, ông cho rằng doanh nghiệp cần tăng cường “thể lực”, có thể về tài chính, nguồn nhân lực và cá tài sản khác để giảm thiểu tổn thương khi có biến động.

Bên cạnh khát vọng vươn ra quốc tế cũng như tìm kiếm cơ hội ở những thị trường mới trên thế giới, vị giáo sư chỉ ra, thị trường trong nước quy mô 100 triệu dân với tầng lớp trung lưu đang gia tăng, là một thị trường tiềm năng và đang ngày càng trở nên quan trọng với các doanh nghiệp.

Để chinh phục thị trường trong nước, ông Thọ nhấn mạnh đến sự đổi mới sáng tạo trong tiếp thị và thay đổi thái độ người dùng.

Như ở Nhật Bản, ông lấy ví dụ về các hãng xe Honda, Yamaha và Toyota. Honda dùng nhiều sản phẩm nội địa nên không được xem là hàng chất lượng cao so với Yamaha. Tương tự, cùng là xe của Toyota nhưng nhập từ Thái Lan thì được ưa chuộng trong khi xe lắp ráp tại Việt Nam thì không bằng.

Doanh nghiệp giảm ngân sách thuê văn phòng

Doanh nghiệp giảm ngân sách thuê văn phòng

Bối cảnh kinh tế khó khăn khiến các doanh nghiệp buộc phải tiết kiệm chi phí, thu hẹp quy mô hoạt động đang đẩy thị trường văn phòng cho thuê đứng trước thách thức rất lớn về tỷ lệ lấp đầy, nhất là phân khúc văn phòng cao cấp.
Dòng tiền cá nhân quay lại thị trường chứng khoán

Dòng tiền cá nhân quay lại thị trường chứng khoán

Dòng tiền cá nhân quay trở lại thị trường chứng khoán trong bối cảnh thị trường được đánh giá đã trải qua “những gì xấu nhất”. Riêng quý 2, dòng tiền cá nhân đã mua ròng hơn 9.500 tỷ đồng và là lực đỡ mạnh mẽ cho thị trường.
Thị trường chứng khoán "ngóng" dòng tiền lớn trở lại

Thị trường chứng khoán "ngóng" dòng tiền lớn trở lại

Thị trường chứng khoán Việt Nam đón nhận nhiều thông tin tích cực khi lực tăng tốt trong 2 tháng liên tiếp, kèm thanh khoản dồi dào. Tuy nhiên, phần lớn dòng tiền đang tập trung vào nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, trong khi, dòng vốn hóa lớn chuyển động chậm hơn...
Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.