Giá lợn hơi ngày 22/7: Đồng loạt giảm tại 3 miền

Giá lợn hơi ngày 22/7, cả 3 miền ghi nhận mức giảm từ 1.000 đồng/kg đến 2.000 đồng/kg ....

Giá lợn hơi ngày 22/7 ghi nhận giao dịch trong khoảng từ 59.000 đồng/kg đến 64.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi tại miền Bắc

Tại thị trường miền Bắc, giá lợn hơi đang giao dịch ở mức 62.000 - 64.000 đồng/kg. Trong đó Hà Nội ghi nhận mức giá 64.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg - cao trên cả nước.

Thấp hơn một chút là Bắc Giang, Thái Bình và Phú Thọ có giá thu mua 63.000 đồng/kg. Các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình có giá giao dịch 62.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg. Riêng tỉnh Tuyên Quang cùng ghi nhận mức 62.000 đồng/kg, giảm 2.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi Bảng giá lợn hơi ngày 22/7 tại miền Bắc

Khu vực miền Trung – Tây Nguyên

Giá lợn hơi tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên ghi nhận giá bình quân dao động trong khoảng 59.000 – 62.000 đồng/kg.

Quảng cáo

Tỉnh Bình Thuận là địa phương ghi nhận giá thấp với 59.000 đồng/kg, giảm 2.000 đồng/kg . Riêng Thanh Hóa ghi nhận mức giá còn 62.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg. Các tỉnh còn lại cùng ghi nhận mức giá thu mua 60.000 đồng/kg đến 62.000 đồng/kg.

7-dong-loat-giam-tai-3-mien_64bb2ff811672.png Bảng giá lợn hơi ngày 22/7 tại miền Trung - Tây Nguyên

Giá lợn hơi tại miền Nam

Khu vực miền Nam ghi nhận giao dịch trong quãng từ 59.000 đồng/kg - 62.000 đồng/kg. Mức giá cao nhất ghi nhận tại Sóc Trăng và Cần Thơ có giá thu mua 62.000 đồng/kg.

Tỉnh Bình Phước và Bình Dương có giá giao dịch 59.000 đồng/kg, lần lượt giảm 1.000 đồng/kg đến 2.000 đồng/kg. Các tỉnh TP.HCM, Tây Ninh, Hậu Giang, Cà Mau và Trà Vinh có giá thu mua chung mốc 60.000 đồng/kg. Riêng Vũng Tàu giảm 1.000 đồng/kg, giá thu mua 62.000 đồng/kg.

7-dong-loat-giam-tai-3-mien_64bb31836cf0b.png Bảng giá lợn hơi ngày 22/7 tại miền Nam

Theo Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Thái Nguyên, trong những năm qua, sản xuất chăn nuôi của địa phương được phát triển theo hướng tích cực khi chăn nuôi quy mô trang trại phát triển nhanh đang thay thế dần chăn nuôi nhỏ lẻ nông hộ.

Do đó, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, xây dựng chuỗi liên kết giá trị trong chăn nuôi đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân địa phương.

Trong đó, phát triển chăn nuôi theo hướng tuần hoàn được tỉnh Thái Nguyên đặc biệt chú trọng bởi là hoạt động theo chu trình khép kín, giúp chất thải được xử lý làm nguyên liệu cho trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, tạo ra sản phẩm chất lượng, an toàn, giảm tối đa sự lãng phí, thất thoát trong sản xuất.

Không cần ‘giải cứu’ bất động sản?

Không cần ‘giải cứu’ bất động sản?

Các chuyên gia thường lập luận bất động sản đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế để kêu gọi ‘giải cứu’ khi thị trường bất động sản ‘đóng băng’. Nhưng cần nhìn vào bản chất đặc thù của bất động sản ở Việt Nam để có giải pháp phù hợp.
Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 8/2023

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 8/2023

Từ tháng 8/2023, một số chính sách kinh tế mới sẽ có hiệu lực thi hành như: Quy định về hoạt động đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới; Tăng phí sát hạch bằng lái xe; Sửa quy định về nhập khẩu hàng hóa phục vụ hoạt động in, đúc tiền; Sửa quy định đối với cổ đông sáng lập tổ chức tín dụng phi ngân hàng...
Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.