MB thay Chủ tịch HĐQT

Tân Chủ tịch HĐQT MB là ông Lưu Trung Thái, đã có hơn 26 năm làm việc và nắm giữ các vị trí quan trọng tại MB.
MB thay Chủ tịch HĐQT
MB thay Chủ tịch HĐQT

Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) vừa công bố quyết nghị của Hội đồng Quản trị (HĐQT) về việc miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT MB trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ 2019-2024.

Cụ thể, từ ngày 12/4/2023, Thượng tướng Lê Hữu Đức từ nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT MB trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ 2019-2024 theo nguyện vọng cá nhân và đề xuất Đại hội đồng cổ đông thông qua việc thôi tham gia HĐQT nhiệm kỳ 2019-2024.

Người kế nhiệm ông Lê Hữu Đức được HĐQT MB bầu chọn là ông Lưu Trung Thái – Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc MB.

Cùng ngày, HĐQT MB giao nhiệm vụ cho ông Phạm Như Ánh chức danh Phó Tổng giám đốc phụ trách Ban Điều hành MB, đảm nhiệm quyền hạn và nhiệm vụ của Tổng Giám đốc.

Thượng tướng Lê Hữu Đức đã dẫn dắt MB từ vị trí Chủ tịch HĐQT MB 12 năm, trải qua ba giai đoạn chiến lược của ngân hàng. Trong giai đoạn ông dẫn dắt, MB đã tăng trưởng lợi nhuận 10 lần và vươn lên vị trí Top đầu về quy mô và hiệu quả.

Người cầm cương thay thế cho vị trí này là ông Lưu Trung Thái, với vị trí đảm nhiệm trước đó là Phó Chủ tịch HĐQT - Tổng giám đốc MB.

Tân Chủ tịch HĐQT MB sinh năm 1975, tốt nghiệp Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh, Đại học Hawaii, Mỹ. Ông Lưu Trung Thái đã có hơn 26 năm làm việc và nắm giữ các vị trí quan trọng tại MB.

Ông Lưu Trung Thái đã tham gia HĐQT MB từ năm 2013, đảm nhận vị trí Phó Chủ tịch HĐQT. Giai đoạn 2013-2017, ông Lưu Trung Thái tham gia thực hiện tái cấu trúc các công ty thành viên, góp phần xây dựng hệ sinh thái tập đoàn tài chính đa năng với 6 công ty thành viên. Tháng 1/2017, ông Lưu Trung Thái đảm nhận vị trí Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc MB.

Về hoạt động kinh doanh, trong năm 2023, ban lãnh đạo MB dự kiến lợi nhuận trước thuế hợp nhất tăng 15% so với năm 2022, đạt 26.100 tỷ đồng. Tổng tài sản ước tăng 14% lên 830.000 tỷ đồng. Vốn điều lệ tăng 20%, đạt 54.363 tỷ đồng. Tín dụng dự kiến đạt 583.600 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2022 và phù hợp với định hướng của Ngân hàng Nhà nước. Huy động vốn ước đạt 591.000 tỷ đồng và phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn. Mục tiêu kiểm soát tỷ lệ nợ xấu hợp nhất dưới 2% và riêng Ngân hàng mẹ dưới 1,5%.

Năm 2023, bên cạnh việc triển khai chiến lược phát triển theo lộ trình, trong giai đoạn tới, ban lãnh đạo MB cho biết ưu tiên tìm kiếm những không gian tăng trưởng mới, cơ hội hợp tác mới.

Bên cạnh đó, MB sẽ tiếp tục triển khai nhiệm vụ chính trị quan trọng là tham gia phương án nhận chuyển giao bắt buộc tổ chức tín dụng là một ngân hàng thương mại theo các nội dung đã được ĐHĐCĐ thông qua và các giao dịch hợp tác, hỗ trợ với ngân hàng thương mại đó để chuẩn bị cho việc MB nhận chuyển giao bắt buộc, đồng thời có thể nắm bắt cơ hội tiếp tục tăng trưởng quy mô và mạng lưới hoạt động của tập đoàn.

Vietcombank không còn là cổ đông lớn của MBBank và Eximbank Tweet Theo dõi TheLEADER Từ khóa: mbbankngân hàngbổ nhiệm

Xã hội hóa xây dựng hạ tầng dự trữ xăng dầu: Cần cơ chế chính sách cho doanh nghiệp đủ năng lực

Xã hội hóa xây dựng hạ tầng dự trữ xăng dầu: Cần cơ chế chính sách cho doanh nghiệp đủ năng lực

Việc xã hội hóa trong đầu tư hạ tầng dự trữ xăng dầu rõ ràng có vai trò quan trọng trong bối cảnh nguồn ngân sách nhà nước ngày càng hạn hẹp, tuy nhiên để phát huy nguồn lực này, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện chính sách và lựa chọn được những nhà đầu tư đủ năng lực, kinh nghiệm.
Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.