Những chỉ số tích cực của kinh tế 4 tháng

Trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế thế giới và trong nước, vẫn có những chuyển động tích cực ở một số lĩnh vực.

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội mới nhất của Tổng cục Thống kê cho biết, sản xuất công nghiệp tiếp tục xu hướng tăng tích cực.

Tính chung 4 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất của toàn ngành công nghiệp tăng hơn 6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, tăng mạnh nhất là ngành sản xuất và phân phối điện, theo sau là chế biến, chế tạo.

Một số ngành trọng điểm ghi nhận mức tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước bao gồm sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic, sản xuất thiết bị điện, sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất.

Những chỉ số tích cực của kinh tế 4 tháng

Về tình hình đăng ký doanh nghiệp, tính chung bốn tháng đầu năm nay, hơn 81 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước.

Trung bình, mỗi tháng có hơn 20 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Ngoài hai chỉ số tích cực trên, FDI đăng ký vào Việt Nam cũng ghi nhận tăng trưởng.

Tính đến ngày 20/4/2024 tăng 4,5 so với cùng kỳ năm ngoái, FDI đăng ký đạt gần 9,3 tỷ USD, trong đó, Singapore dẫn đầu với gần 2,6 tỷ USD, theo sau là Hồng Kông, Nhật Bản, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Đài Loan.

Đáng chú ý, FDI thực hiện tại Việt Nam kể từ đầu năm tới nay đạt mức cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.

Trong đó, công nghiệp chế biến chế tạo là khu vực có số vốn FDI thực hiện cao nhất, sau đó là hoạt động kinh doanh bất động sản và sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí.

Những chỉ số tích cực của kinh tế 4 tháng 1
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 4 tháng đầu năm các năm 2020-2024 (Tỷ USD). Nguồn: Tổng cục Thống kê

Về xuất nhập khẩu, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa chạm ngưỡng gần 240 tỷ USD, tăng tới 15% so với cùng kỳ năm ngoái, cán cân thương mại đạt 8,4 tỷ USD.

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu bốn tháng đầu năm 2024, nhóm hàng công nghiệp chế biến ước chiếm hơn 87%.

Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa bốn tháng đầu năm 2024, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 34,1 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 41,6 tỷ USD.

Ngoài ra, du lịch cũng cho thấy những kết quả tích cực. Chính sách thị thực thuận lợi, các chương trình kích cầu du lịch hấp dẫn tiếp tục phát huy tác dụng, thu hút lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước.

Kể từ đầu năm tới nay, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 6,2 triệu lượt người, tăng gần 70% so với cùng kỳ năm ngoái và thậm chí vượt 4% so với thời điểm trước khi Covid-19 diễn ra.  

WB giữ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam 5,5% trong năm nay
Nước cờ AI trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái trên các sàn thương mại điện tử

Nước cờ AI trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái trên các sàn thương mại điện tử

Theo Hội đồng Phòng chống Tội phạm Quốc gia Mỹ, hàng năm có tới hơn 2 nghìn tỷ USD hàng giả được bán đến tay người tiêu dùng trên toàn thế giới. Để đối phó với thực trạng này, các cơ quan, doanh nghiệp đều đang xây dựng và phát triển công cụ AI như một “vũ khí" để chống lại các rủi ro này…
Rà soát, nắm bắt tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng

Rà soát, nắm bắt tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng

Ngày 23/4/2024, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 2684/VPCP-TH gửi Bộ Công thương và Bộ Tài chính cho biết, ngày 14/4/2024, Văn phòng Chính phủ đã có Báo cáo số 1309/BC-VPCP, trong đó tóm tắt thông tin được đăng tải trên các phương tiện truyền thông, báo chí về việc lượng nhập khẩu thép cán nóng (HRC) tăng mạnh lên hơn 9,6 triệu tấn, chủ yếu là từ Trung Quốc và Ấn Độ.
Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.