Thêm nhiều doanh nghiệp chậm thanh toán trái phiếu

Hầu hết các doanh nghiệp đưa ra lãi suất nhằm đền bù cho nhà đầu tư, từ đó phản ánh lên mức lãi suất mới cao hơn của toàn thị trường.

Trong báo cáo mới đây về thị trường trái phiếu doanh nghiệp, FiinRatings đã cập nhật tình hình thực hiện nghĩa vụ trả nợ trái phiếu dựa trên công bố thông tin. Trước đó, ngày 21/2/2023, HNX đã công bố danh sách 54 tổ chức phát hành chậm thực hiện nghĩa vụ nợ trái phiếu.

Mặc dù một số doanh nghiệp đã thực hiện thanh toán sau đó, tính đến ngày 8/3/2023, số liệu của FiinRatings cho thấy số lượng doanh nghiệp chậm thanh toán nghĩa vụ nợ trái phiếu đã lên đến 67, trong đó có 63 doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ nợ và 4 doanh nghiệp đã thực hiện tái cơ cấu nợ thông qua việc giãn kỳ hạn.

Hầu hết các doanh nghiệp đưa ra lãi suất nhằm đền bù cho nhà đầu tư, từ đó phản ánh lên mức lãi suất mới cao hơn của toàn thị trường. Một số doanh nghiệp như Công ty Đua Fat, Công ty Xây dựng Vina2 đều tăng lãi suất lên trên 17% đối với phần thanh toán chậm.

Theo thống kê của FiinRatings, tổng giá trị các lô trái phiếu được ghi nhận chậm thanh toán đạt 89,3 nghìn tỷ, chiếm gần 55% lượng trái phiếu đang lưu hành của các doanh nghiệp trên. Khả năng đáp ứng nghĩa vụ nợ cho các lô trái phiếu này phụ thuộc vào phân kỳ đáo hạn sắp tới, khả năng huy động nguồn vốn khác của doanh nghiệp cũng như kỳ vọng vào dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.

Tính trên tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phi tài chính đang lưu hành, tỷ lệ nợ xấu từ các lô trái phiếu được FiinRatings tính toán ở mức 11,3%. Riêng đối với các tổ chức phát hành là doanh nghiệp bất động sản, tỷ lệ nợ xấu ở mức cao hơn là 18,7%. Mặt khác, các doanh nghiệp này cũng có dư nợ vay ngân hàng và các nguồn vốn vay khác.

Thêm nhiều doanh nghiệp chậm thanh toán trái phiếu

Tổng giá trị trái phiếu riêng riêng lẻ đáo hạn trong năm 2023 được ước tính ở mức 235 nghìn tỷ đồng, trong đó các doanh nghiệp bất động sản có số dư trái phiếu sẽ đến hạn ở mức 100 nghìn tỷ. Tổng dư nợ trái phiếu riêng lẻ đáo hạn trong hai quý sắp tới lần lượt ở mức 36,2 nghìn tỷ VNĐ vào quý 2 và 35,4 nghìn tỷ vào quý 3.

FiinRatings kỳ vọng các chính sách mới hiện nay, bao gồm Nghị định 08 về trái phiếu riêng lẻ và Nghị quyết 33 vừa ban hành của Chính phủ, sẽ là nền tảng tạo điều kiện cho các thành viên thị trường thực hiện hoạt động tái cấu trúc nợ, cũng như hỗ trợ chủ đầu tư tiếp cận nguồn tín dụng mới khi các biện pháp cho vấn đề pháp lý bất động sản được triển khai.

Nguy cơ 58.000 tỷ đồng nợ xấu từ 34 dự án điện chuyển tiếp

Nguy cơ 58.000 tỷ đồng nợ xấu từ 34 dự án điện chuyển tiếp

Theo các chủ đầu tư, nếu cơ chế mới (do Bộ Công thương ban hành, hướng dẫn) được áp dụng, 34 dự án điện tái tạo chuyển tiếp với tổng vốn đầu tư gần 85 nghìn tỷ đồng (trong đó có khoảng 58.000 tỷ đồng được tài trợ từ ngân hàng) sẽ có nguy cơ vỡ phương án tài chính, nợ xấu…
Các ông lớn bất động sản đang nợ đến đâu?

Các ông lớn bất động sản đang nợ đến đâu?

Tín dụng bị siết chặt, thị trường đi xuống đang khiến cho các doanh nghiệp bất động sản lao đao. Theo thống kê, nợ phải trả và nợ vay của các doanh nghiệp bất động sản lớn niêm yết đến hết năm 2022 đều đang báo động đỏ. Số liệu dựa trên báo cáo hợp nhất của các doanh nghiệp...
Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Lương Thị Như Trang

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.