Thương mại nông sản sang châu Âu chững lại, chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn phải sớm nối lại

Mới đây, tại buổi làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham), Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ông Trần Thành Nam cho rằng, cần tạo ra chuỗi cung ứng nông sản an toàn sang thị trường châu Âu…

Thương mại nông sản sang châu Âu chững lại, chuỗi cung ứng sản phẩm an Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ông Trần Thành Nam

Hiện nay, Việt Nam luôn mong muốn xây dựng được thương hiệu nông sản giảm phát thải khí nhà kính. Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang xây dựng đề án “Một triệu ha lúa giảm phát thải khí nhà kính” với sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới (WB).

Đây là dự án đầu tiên do WB tài trợ về trồng lúa giảm phát thải. Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang chỉ đạo xây dựng vùng cà phê ở Tây Nguyên và cùng trồng trái cây theo hướng giảm phát thải khí nhà kính.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, thương mại nông sản Việt Nam – châu Âu thời gian qua có dấu hiệu chững lại và đi xuống do chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Vì vậy, hai bên cần tăng cường hợp tác để tạo ra chuỗi cung ứng nông sản an toàn sang thị trường châu Âu.

Vị Thứ trưởng đề xuất trong quý 3/2023, hai bên phối hợp tổ chức diễn đàn với sự tham gia của các doanh nghiệp châu Âu, tập trung vào hai nội dung, đó là trao đổi các quy định về an toàn thực phẩm và các thủ tục hành chính nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và các hiệp hội hiểu được cơ chế vận hành của ngành nông nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, hình thành chuỗi cung ứng an toàn thực phẩm giữa các doanh nghiệp của hai nước.

Quảng cáo

Đồng thời, ông Nam cũng bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp châu Âu đầu tư vào các vùng nguyên liệu này để sản xuất ra các nông sản an toàn xuất khẩu sang châu Âu, hình thành chuỗi cung ứng an toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó, Việt Nam mong muốn Eurocham hỗ trợ ngành nghề nông thôn, đặc biệt là ngành hàng thủ công mỹ nghệ. Về lĩnh vực chăn nuôi, Thứ trưởng cho rằng Hiệp hội nên hỗ trợ xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi sang thị trường châu Âu thông qua việc kết nối gặp gỡ các tập đoàn siêu thị lớn tại khu vực này.

Về lĩnh vực đổi mới sáng tạo, Thứ trưởng đề xuất Eurocham tổ chức Diễn đàn Đổi mới sáng tạo hàng năm để các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam có điều kiện giao lưu học hỏi, kết nối sản xuất các sản phẩm.

Về phía Hiệp hội, ông Gabor Fluit, Chủ tịch EuroCham cho biết, hiện nay Việt Nam đã đặt ra Chiến lược quốc gia về Ứng phó với biến đổi khí hậu đến năm 2050 với mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Eurocham rất quan tâm đến chiến lược này.

eurocharm.jpg Ông Gabor Fluit, Chủ tịch EuroCham

Ngoài ra, các sản phẩm nông sản của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trưởng châu Âu phải đáp ứng được các yêu cầu về tăng trưởng xanh và giảm phát thải. Châu Âu cũng rất quan tâm đến việc xây dựng vùng nguyên liệu an toàn dịch bệnh đáp ứng được các tiêu chuẩn của thế giới và đánh giá cao những sáng kiến của Việt Nam trong lĩnh vực này.

Được biết, kết quả buổi làm việc rất thành công, hai bên đã nhất trí sẽ tăng cường hợp tác để thúc đẩy thương mại nông sản Việt Nam – châu Âu trong thời gian tới.

Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.