Bộ trưởng Bộ Tài chính, Hồ Đức Phớc chủ trì hội thảo khoa học về thuế tối thiểu toàn cầu với chủ đề “Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu: Kinh nghiệm áp dụng của các quốc gia, dự kiến tác động và khuyến nghị giải pháp cho Việt Nam”…
Tìm giải pháp cho quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam. Ảnh minh họa
Phát biểu tại hội thảo, Chuyên gia Nguyễn Thy Nga, Viện trưởng Viện Quản trị Chính sách và Chiến lược phát triển cho biết, trong bối cảnh mỗi ngày lại có thêm nhiều quốc gia bản hành chính sách và áp dụng sớm chính sách về thuế tối thiểu toàn cầu, Việt Nam cần tiến hành đẩy nhanh truyền thông chính sách, thúc đẩy nghiên cứu lấy ý kiến rộng mở đến cộng đồng khoa học và doanh nhân về thực tế của trụ cột 2. Các chính sách ứng phó với tác động của trụ cột 2 được xây dựng trong ngắn hạn cũng như dài hạn.
Trong ngắn hạn, Việt Nam cần tranh thủ hỗ trợ, ý kiến tư vấn của OECD và các quốc gia, khu vực, tổ chức quốc tế, các tập đoàn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thông qua các diễn đàn đối thoại, hội thảo khoa học, truyền thông chính sách, văn bản quy phạm pháp luật thuế suất tối thiểu toàn cầu và các quy định thuế liên quan.
“Xây dựng đề án về Thuế suất tối thiểu toàn cầu trong quý 2/2023, đồng thời đánh giá chủ trương chính sách của Việt Nam và đẩy nhanh tiến độ xây dựng nội luật áp dụng cơ chế thuế tối thiểu nội địa đạt tiêu chuẩn để giành quyền thu thuế, có thể bắt đầu thí điểm từ tháng 11/2023 và mở rộng hơn với tháng 12/2023 và thông báo chính thức chủ trương vào 1/1/2024 khi thuế suất tối thiểu toàn cầu có hiệu lực”, bà Nga nhấn mạnh.
Theo Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế, Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục thuế, tính đến nay, có 140 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam với gần 35.000 dự án, trong đó Hàn Quốc dẫn đầu, tiếp theo là Singapore, Nhật Bản, Đài Loan.
Do đó, bà Cúc khuyến nghị Việt Nam cần thực hiện sớm thuế tối thiểu, nhưng cũng phải tìm cách điều chỉnh chính sách ưu đãi khác tương thích để vừa đảm bảo quyền đánh thuế, vừa ít tác động nhất đến các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đang, sẽ kinh doanh tại Việt nam.
Đại diện phía doanh nghiệp, bà Hồng Minh Phương, Giám đốc Đối ngoại, Tập đoàn Đầu tư và Quản lý V-startup ý kiến, thuế suất tối thiểu toàn cầu đang tác động đến các tập đoàn đối tác quốc tế, có một số hợp tác đã thỏa thuận đang tạm dừng để các đối tác chờ đợi phản ứng của Chính phủ Việt Nam về thuế suất.
Hiện nay V-startup có liên kết và tìm đến các chuyên gia về thuế suất để đề xuất với Chính phủ tiếp tục duy trì các chính sách ưu đãi thuế hợp lý đối với các doanh nghiệp không thuộc đối tượng điều chỉnh của thỏa thuận thuế tối thiểu toàn cầu và cộng đồng doanh nghiệp sẵn sàng đồng hành tạo lập, hoàn thiện cơ sở dữ liệu liên thông về thuế, hải quan, doanh nghiệp, thương mại, đầu tư để Chỉnh phủ quản lý tốt về thuế, chống chuyển giá… nhất là đối với những lĩnh vực như công nghệ cao.
"Chính sách về thuế tối thiểu toàn cầu được yêu cầu áp dụng ngay từ ngày 1/1/2024. Mức thuế suất doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu 15% đang có xu hướng xáo trộn chiến lược về địa điểm đầu tư và cách thức hoạt động của các công ty đa quốc gia và chiến lược thu hút FDI của các nước sẽ thay đổi khi toàn cầu áp dụng thuế suất tối thiểu.
Xu hướng toàn cầu này không chỉ đặt ra những yêu cầu mới đối với cộng đồng doanh nghiệp, mà còn đòi hỏi phải có những thích ứng nhanh chóng, kịp thời, chủ động xây dựng chủ trương chính sách ứng phó cho Việt Nam từ phía các cơ quan chức năng, có lộ trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuế suất tối thiểu toàn cầu và truyền thông chính sách thuế suất tối thiểu toàn cầu đến cộng đồng, nhất là với khối doanh nghiệp Việt Nam nhận đầu tư và số ít doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư ở nước ngoài".
Viện Quản trị Chính sách