Xây dựng cơ chế điều chỉnh giá điện với lộ trình phù hợp

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2023, chiều 4/11, đại diện Bộ Công thương cho biết, sẽ xây dựng giá điện phù hợp và quyết tâm không để tình trạng thiếu điện…

Xây dựng cơ chế điều chỉnh giá điện với lộ trình phù hợp

Để chủ động chuẩn bị các giải pháp đảm bảo cung ứng điện các tháng cuối năm 2023 và năm 2024, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin rằng, Bộ Công thương có báo cáo với Thủ tướng Chính phủ đề ra các giải pháp bảo đảm cung ứng điện và đặc biệt là không để thiếu điện.

Trong đó, tập trung vào các nhóm giải pháp: Bảo đảm đầy đủ nguồn cung ứng nhiên liệu đầu vào (than, khí, dầu cho sản xuất điện); đẩy mạnh tiến độ đầu tư các công trình nguồn lưới điện, đặc biệt là các công trình trọng điểm như đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch- Phố Nối; đảm bảo vận hành an toàn, tin cậy các tổ chức phát điện; điều độ vận hành hệ thống điện, huy động nguồn điện tối ưu, kỹ thuật, bảo đảm chi phí hợp lý; đẩy mạnh tiết kiệm và sử dụng điện hiệu quả.

Ngoài việc đảm bảo cung ứng điện, Bộ Công Thương cũng triển khai các giải pháp khá quan trọng, đó là công tác liên quan đến sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, đây là việc rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay,…

Để đảm bảo cung ứng điện Bộ Công Thương cũng đã chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam nâng cao công tác dự báo, xây dựng các kịch bản để đối phó với các tình huống khẩn cấp, cực đoan có thể xảy ra trong vận hành hệ thống điện; đảm bảo cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như cho đời sống sinh hoạt người dân.

Về cách tính giá điện, căn cứ vào Quyết định số 24 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó quy định cụ thể về các phương pháp lập giá bán lẻ điện bình quân, bao gồm chi phí các khâu trong quá trình sản xuất cung ứng điện như phát điện, truyền tải điện, phân phối, bán lẻ, điều hành, quản lý ngành… đảm bảo phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, chi phí đúng, đủ.

Các cơ chế điều hành, điều chỉnh mức giá bán điện bình quân thì đã được quy định rất rõ trong Quyết định 24 liên quan đến các nội dung như: Thông số đầu vào mà biến động làm cho giá điện bình quân tăng từ 3% trở lên so với hiện hành thì sẽ được xem xét điều chỉnh tăng; và nếu giảm thì sẽ được xem xét điều chỉnh giảm tương ứng.

Xây dựng cơ chế điều chỉnh giá điện với lộ trình phù hợp

Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân

Điện là loại hàng hóa có mặt trong hầu hết các mặt của đời sống kinh tế- xã hội, nên việc điều chỉnh điện sẽ ảnh hưởng đến toàn xã hội, nên Quyết định 24 cũng quy định cần phải báo cáo Thủ tướng có ý kiến, trong trường hợp ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô. Chính vì vậy, trong một số năm, giá điện đã được giữ ổn định để bảo đảm kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và đời sống người dân.

Hiện nay, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã nghiên cứu sửa đổi Quyết định 24 để xây dựng cơ chế điều chỉnh giá điện với lộ trình phù hợp. Hiện nay Bộ Công Thương đã trình lên Thủ tướng Chính phủ.

Liên quan đến việc thanh tra về cung ứng điện, Bộ Công Thương đã thanh tra và trên cơ sở thanh tra đã có kết luận thanh tra vào tháng 7 vừa qua. Trong đó, có nội dung rất quan trọng đó là công tác kiểm điểm. Vấn đề này Bộ Công Thương đã có kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ giao cho Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Qua quá trình theo dõi, giám sát, Bộ Công Thương nhận thấy các tập đoàn, tổng công ty, đặc biệt là Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã tổ chức thực hiện rất nghiêm túc, và làm rõ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân liên quan được chỉ ra tại kết luận thanh tra.

Các hình thức đề xuất kỷ luật, nội dung này đã được báo cáo lên Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và theo chúng tôi được biết, Ủy ban đang chuẩn bị báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ.

Riêng về phía Bộ Công Thương cũng đã tổ chức kiểm tra và tiến hành kiểm điểm các đơn vị có liên quan trong Bộ Công Thương, các nội dung kết luận cũng kiến nghị Bộ Công Thương kiểm điểm một số đơn vị (khoảng 5 đơn vị).

Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với Ủy ban quản lý vốn để triển khai các giải pháp, đặc biệt là chỉ đạo EVN để khắc phục các hệ quả, nhất là tìm các giải pháp để tránh lặp lại các sai sót đã được chỉ ra trong kết luận thanh tra của Bộ.

Khởi tố 5 cán bộ của Bộ Công thương, EVN

Khởi tố 5 cán bộ của Bộ Công thương, EVN

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự, đối với 5 cá nhân.

Tăng thêm cơ hội tiếp cận nhà ở xã hội

Tăng thêm cơ hội tiếp cận nhà ở xã hội

Nhiều đề xuất được đưa ra nhằm thêm hướng tiếp cận nhà ở xã hội cho người dân có thu nhập thấp, công nhân lao động… Đây là nội dung đang được thảo luận tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, chung quanh dự án Luật Nhà ở (sửa đổi).

Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.