Xu thế chứng khoán ngày 24/2: Cầu đỡ giá sẽ không còn xuất hiện?

Thị trường vẫn đang giao dịch trong biên độ rộng, nhà đầu tư cần cẩn trọng trong những phiên chứng khoán ngày tới…

chứng khoán ngày

Thị trường chứng khoán ngày 23/2, VN-Index đóng cửa giảm chưa đến 1 điểm, kết quả này được quyết định trong khoảng 30 phút cuối phiên chiều khi mà lực cầu giá thấp tăng vọt. Sự đổi màu trên nhiều large cap chính là động lực giúp kéo VN-Index về lại sát tham chiếu.

Sàn HOSE có gần 55% số cổ phiếu giảm giá cuối phiên chiều, tuy quá bán nhưng ít hơn nhiều so với thống kê cuối phiên sáng. Đặc biệt ở nhóm Large Cap, lượng mã tăng giá đã nhiều hơn số giảm giá, trong đó phải kể đến như VIC, HPG (+1,4%), SAB (+0,1%), VNM (+0,3%)…

Hàng loạt mã ngân hàng như STB (+1,2%), VPB (+0,6%), CTG (+0,3%), TPB (+1,9%), TCB (+1,6%), ACB (+2,2%), VCB (+0,3%), VIB (+2,4%), BID (+1,2%). Đà tăng ở những mã này đã kéo theo niềm tin ở hàng loạt những mã nhỏ hơn khác, thậm chí lan sang hai sàn còn lại.

Khối ngoại tiếp tục bán ròng trong phiên hôm nay với giá trị bán ròng trên HOSE đạt 680,64 tỷ đồng. Rất nhiều mã bị bán ròng mạnh như FUEVFVND (82,7 tỷ đồng), VHM (80,1 tỷ đồng), VRE (79,3 tỷ đồng)...

Nhóm ngân hàng trên sàn HOSE có đến 12 mã tăng giá, so với 4 giảm giá, tương quan này gần như ngược lại so với cuối phiên sáng.

Rõ ràng là 2 chỉ số HNX-Index và UPCOM chịu ảnh hưởng lớn từ VN-Index trong cả phiên chiều. Điều thú vị là trên cả 2 nhóm LargeCap của 2 sàn này, số lượng giảm giá vẫn nhiều hơn số tăng giá, nhưng mức giảm dĩ nhiên là yếu hơn so với cuối phiên sáng.

Đặc biệt cũng có vài mã hồi về tham chiếu hay tăng giá trở lại, qua đó kéo theo chỉ số như IDC (+1,5%), MBS (+0,7%), PVS (+1,9%), SHS (+1,2%)… của sàn HNX, hay ACV, MSR (+0,9%), VEF (+4%), VGI (+1,5%)… của sàn UPCOM.

Sự hồi phục ở các mã vốn hóa lớn, dẫn đến không ít nhóm ngành đã quay lại vị thế khá tích cực. Ở các nhóm lớn, đó là ngân hàng, sắt thép, chứng khoán, xây dựng và dầu khí. Sản xuất điện vẫn là 1 nhóm có vị thế tích cực kéo dài từ cuối phiên sáng cho đến cuối phiên chiều, nhưng hơi lu mờ khi các nhóm ngành kia nổi bật lên trong những phút cuối. Ở các nhóm nhỏ hơn, có dệt may, xi măng, gỗ đá nội ngoại thất, phân bón, nước…

chứng khoán ngày

Sẽ tiếp diễn hồi phục

Chứng khoán Tân Việt (TVSI)

Chứng khoán ngày hôm nay, VN-Index kết phiên với cây nến doji đóng cửa ở mức giá cao nhất ngày cho thấy có sự cân bằng trở lại vào cuối phiên. Tuy vậy, việc chỉ số vẫn giảm điểm so với phiên trước đó đồng thời mức giá thấp nhất trong phiên chứng khoán ngày hôm nay cũng lập giá trị mới cho thấy xu hướng giảm giá vẫn sẽ tiếp diễn.

Với lực cầu tích cực cuối phiên hôm nay, chỉ số dự báo sẽ tiếp diễn hồi phục vào đầu phiên chứng khoán ngày mai nhưng đà hồi phục dự báo sẽ không kéo dài. Tạm thời mốc 1.125 điểm vẫn sẽ là vùng đỉnh của nhịp hồi phục trung hạn kéo dài từ tháng 11 năm ngoái đến nay.

Xu hướng ngắn hạn của chỉ số vẫn là giảm điểm. Nhà đầu tư nên nhân cơ hội chỉ số hồi phục để hạ tỷ trọng cổ phiếu và nên thoát hết vị thế ngắn hạn nếu mốc 1.030 điểm bị phá vỡ.

Vẫn nên kiên nhẫn đợi

Chứng khoán Vietcombank (VCBS)

Về góc nhìn kỹ thuật, chứng khoán ngày 23/2 VN-Index kết phiên tạo nến hammer sau khi chạm vùng điểm hỗ trợ quanh khu vực đáy cũ 1.030. Xét về khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI đã tạo đáy đầu tiên cho thấy thị trường có thể sẽ bật nảy, rung lắc trong lắc phiên tới.

Tuy nhiên lượng cung hàng quanh khu vực 1.050 – 1.070 vẫn đang khá lớn nên xác suất cao VN-Index vẫn sẽ giao dịch, dao động quanh 1.030 -1.070 trong ngắn hạn. Với diễn biến hiện tại, khuyến nghị các nhà đầu tư vẫn nên kiên nhẫn đợi, quan sát diễn biến 1 đến 2 phiên tới, chờ tín hiệu ổn định rõ ràng hơn của thị trường.

Giao dịch trong biên độ rộng

Chứng khoán BIDV (BSC)

Thị trường đi xuống từ lúc mới mở cửa với đà bán mạnh. Tuy nhiên đến cuối phiên chiều, chỉ số đột ngột tăng trở lại và kết phiên không có nhiều thay đổi so với phiên chứng khoán ngày trước. Độ rộng thị trường nghiêng về phía tiêu cực với 12/19 ngành giảm điểm.

Về giao dịch của khối ngoại, hôm nay khối này tiếp tục tăng mức bán ròng trên sàn HOSE và mua ròng nhẹ trên sàn HNX. Phiên giao dịch chứng khoán ngày hôm nay cho thấy lực bắt đáy ở ngưỡng 1.030 khá mạnh, đã làm cho đà giảm của chỉ số chững lại.

Tuy nhiên, thị trường vẫn đang giao dịch trong biên độ rộng, nhà đầu tư cần cẩn trọng trong những phiên chứng khoán ngày tới.

Rủi ro giảm điểm vẫn tồn tại

Chứng khoán Bảo Việt (BVSC)

Chứng khoán ngày hôm nay, thị trường chứng kiến lực bán mạnh từ khi mở cửa với sự suy giảm của các nhóm ngành dẫn đầu như bất động sản, chứng khoán, thép, kéo dài đến đầu phiên chiều. Tuy vậy, nhóm ngành đầu tư công vượt dòng thành công đã tạo ra hiệu ứng tích cực lan tỏa trên thị trường, thu hẹp đà giảm trong cuối phiên.

Về quan điểm đầu tư trong bối cảnh dòng tiền nội suy yếu và nhà đầu tư nước ngoài liên tục bán ròng, thị trường có thể sẽ gặp nhiều khó khăn khi tiếp tục hồi phục trong các phiên chứng khoán ngày tiếp theo. Rủi ro giảm điểm của thị trường vẫn còn hiện hữu trong ngắn hạn.

Do đó, nhà đầu tư tiếp tục giữ trạng thái quan sát thị trường trong phiên cuối tuần.

Tiếp tục xu hướng giảm điểm

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)

VN-Index trải qua một nhịp lao dốc mạnh trong phiên trước khi hồi phục và lấy lại phần lớn thành quả đã mất về cuối phiên. Vùng hỗ trợ quanh 103x đã cho phản ứng và giúp cho chỉ số tránh được một nhịp giảm sâu trong phiên.

Mặc dù vậy, với xu hướng giảm điểm vẫn đóng vai trò chủ đạo, áp lực điều chỉnh sẽ sớm quay trở lại với ngưỡng kháng cự gần 1.070. Khuyến nghị bán nhà đầu tư hạ vị thế trading trong các nhịp hồi sớm và đưa tỷ trọng về mức an toàn.

Tin liên quan

M&A bất động sản: Vì sao các 'thợ săn' vẫn chỉ rình rập, không xuống tiền?

M&A bất động sản: Vì sao các 'thợ săn' vẫn chỉ rình rập, không xuống tiền?

Trong bối cảnh trái phiếu doanh nghiệp bị siết chặt, lãi suất ngân hàng neo ở mức cao, doanh nghiệp cạn dòng tiền, M&A bất động sản được cho là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Song theo nhiều chuyên gia, thị trường mua bán, chuyển nhượng dự án hiện vẫn rất trầm lắng do nhiều thách thức nan giải.
Đừng mong lãi suất… giảm sâu

Đừng mong lãi suất… giảm sâu

Cuối tháng 11 năm ngoái, Việt Nam bắt đầu chuyển sang định hướng giảm lãi suất để nền kinh tế có cơ hội phục hồi mạnh hơn. Tuy nhiên, đến nay, nhà quản lý tiền tệ vẫn không dám mạnh tay đưa lãi suất “nguội hẳn”, bởi họ còn dè chừng “con ngáo ộp” mang tên lạm phát...
Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.