Quan tâm việc dạy thêm, học thêm

Lâu nay, việc học thêm luôn luôn là nhu cầu chính đáng của học sinh. Bởi thế, việc đáp ứng nhu cầu ấy luôn là trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường và xã hội.

Nói vậy để thấy rằng, từ trước cho tới thời điểm này, đã trải qua nhiều lần thử nghiệm, nhiều phương án và khuyến nghị nhằm giải quyết việc dạy thêm và học thêm. Nhưng về bản chất, việc này vẫn luôn tồn tại.

Trong mỗi chúng ta, kể cả những người đã trưởng thành, vẫn cứ luôn luôn tâm niệm rằng ở bất kỳ hoàn cảnh nào, với bất cứ đối tượng nào thì việc học thêm (trau dồi kiến thức và kinh nghiệm) luôn là điều cần thiết. Nó đúng đắn bởi con người mỗi khi đối mặt với thực tế muôn màu, thì việc tìm tòi, trải nghiệm và rút ra bài học từ bể học mênh mông ấy sẽ giúp cho người ta tránh được thêm lần vấp ngã.

Thế cho nên, đối với mỗi phụ huynh, việc cho con mình được tiếp cận thêm kiến thức ngoài giờ học chính trên lớp là nhu cầu chính đáng. Với mỗi học sinh, được trau dồi, mở rộng thêm những kiến thức ngay cả từ những bài học đã được thầy cô giáo truyền tải tại lớp học cũng là một nhu cầu thiết thực.

Mấy ai trong số chúng ta, từ xưa tới nay lại chưa hề tham gia một lớp học thêm nào? Trừ những trường hợp cực kỳ đặc biệt.

Về phần mỗi giáo viên, ngoài việc đáp ứng các kiến thức cơ bản có lẽ khoảng thời gian trên lớp chưa hẳn đã đủ cho việc truyền tải tới các học sinh yêu quý của mình tất cả những gì mà thầy cô mong muốn. Mỗi bài học trên lớp sau khi được học lại, giảng giải thêm giống như là mỗi cuốn sách quý sau mỗi lần được độc giả đọc lại. Những thứ đúc rút, những cảm xúc luôn luôn là tươi mới, chẳng lần nào giống lần nào. Và cái nhu cầu tương tác giữa thầy cô giáo với học sinh ngoài giờ lên lớp, thiết nghĩ cũng là chính đáng và phù hợp.

Nên thấy mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị dự thảo trong đó có bàn về việc dạy thêm, học thêm và những điều kiện đi kèm. Theo đó, “dự thảo loại bỏ các thủ tục hình thức, như giáo viên cần xin phép hiệu trưởng để được dạy học sinh của mình như quy định hiện hành (Thông tư 17). Thầy cô có thể dạy, nhưng cần lập danh sách học sinh, báo cáo hiệu trưởng và cam kết không bắt buộc các em dưới mọi hình thức. Đồng thời, giáo viên không sử dụng những thí dụ, câu hỏi, bài tập đã dạy thêm để kiểm tra, đánh giá học sinh…”.

Thiết nghĩ, nếu như việc dạy và học thêm thật sự là cần thiết và thực tế chứng minh là cần thiết, thì chỉ cần sự đồng thuận giữa học sinh, cha mẹ học sinh và giáo viên dạy thêm là đủ. Còn nếu không đạt được sự đồng thuận ấy, ở thời kỳ xã hội phát triển như hiện nay, tin rằng chẳng mấy phụ huynh và học sinh chấp nhận đi học thêm chỉ vì “sợ” các thầy cô giáo. Bởi sự phản ánh những tiêu cực về dạy thêm, học thêm nếu có, sẽ luôn được nhà trường, xã hội và các cơ quan chức năng nắm bắt và xử lý một cách kịp thời.

Tin liên quan

Chờ phương án thi vào lớp 10

Chờ phương án thi vào lớp 10

Năm học 2024-2025 là năm Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 được triển khai ở tất cả các lớp từ lớp 1 đến 12. Đây cũng là năm học đầu tiên tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và vào lớp 10 theo chương trình mới. Các thầy cô, phụ huynh và học sinh đều mong ngành giáo dục sớm công bố định hướng thi cử để học sinh kịp thời ôn luyện.
Cơ chế thu hút, trọng dụng người tài

Cơ chế thu hút, trọng dụng người tài

Theo một số liệu thống kê, sau 50 năm với 48 lần tham dự Olympic toán quốc tế, học sinh Việt Nam giành 271 huy chương, trong đó có 10 học sinh xuất sắc đạt điểm tuyệt đối, 10 học sinh giành 2 Huy chương vàng.
Giá nhà tăng cao thúc đẩy xu hướng "ngại cưới, lười sinh"

Giá nhà tăng cao thúc đẩy xu hướng "ngại cưới, lười sinh"

Ngày càng nhiều người trẻ lựa chọn cuộc sống độc thân, không kết hôn, không sinh con hay lựa chọn lối sống DINK (“Double Income, No Kids” - Hai thu nhập, không con cái) do bị tác động trực tiếp, gián tiếp bởi giá nhà. Xu hướng ngại cưới, không muốn hoặc sinh rất ít con đã xuất hiện tại Việt Nam, và đặc biệt báo động ở một số đô thị, nơi có điều kiện kinh tế phát triển. Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng, giá nhà tăng cao là một phần nguyên nhân rất lớn, thúc đẩy xu hướng này.
Quy chế pháp lý về sử dụng đất trong các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế - Một số điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 và bình luận

Quy chế pháp lý về sử dụng đất trong các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế - Một số điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 và bình luận

Bài viết nghiên cứu "Quy chế pháp lý về sử dụng đất trong các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế - Một số điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 và bình luận" do ThS. Nguyễn Ngọc Biện Thùy Hương (Giảng viên Khoa Luật - Trường Đại học Văn Lang) thực hiện.
Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.