Độc giả là trung tâm, là động lực chuyển đổi số của các tòa soạn. Chuyển đổi số trong thời đại truyền thông kỹ thuật số sao cho phù hợp và hiệu quả đang là “bài toán” đặt ra cho các tòa soạn cấp tiến hiện nay.
Cũng vì thế, chuyện nghề không chỉ còn là nội dung, tuyến bài… mà là việc phân phối trên các nền tảng khác nhau sao cho tức thời, hấp dẫn.
Các tiến bộ công nghệ không chỉ thay đổi cách thức con người làm việc, giải trí, giao tiếp với nhau mà còn tác động lên công nghệ làm báo, khi hành vi nghe – xem – đọc – chơi của công chúng thay đổi.
Với mỗi người làm báo, nó đòi hỏi sự cập nhật các tri thức mới, các kỹ năng và công cụ mới để thay đổi cách đưa câu chuyện, đưa thông tin của mình đến với công chúng sao cho phù hợp và hấp dẫn. Chúng ta không chỉ có những phóng sự, ghi chép, tùy bút, tin vắn tin dài… như trước đây, mà bước vào thế giới của những clip ngắn, livestream trực tiếp từ hiện trường, megastory, longform để bắt kịp thời sự hay dẫn dắt độc giả theo từng tuyến nội dung.
Với các tòa soạn và cơ quan báo chí – truyền thông, sự thay đổi đòi hỏi cao hơn từ thượng tầng, với yêu cầu quyết liệt về số hóa cách thức quản lý vận hành cũng như quy trình nghiệp vụ. Đáng nói là, chuyển đổi số các tòa soạn không chỉ là vấn đề về công nghệ, mà còn là vấn đề về con người, về cách thức nhìn nhận tư duy. Nói khác đi, đó không chỉ là câu chuyện của bộ phận phụ trách công nghệ/ kỹ thuật, mà đòi hỏi sự thông suốt, đồng tình, ủng hộ từ lãnh đạo đến các cán bộ quản lý trung gian cũng như từng bộ phận chuyên môn.
Như vậy, chuyển đổi số trong môi trường báo chí không chỉ là số hoá nội dung đưa lên nền tảng số, mà còn đòi hỏi cả một sự đổi mới về tâm thế, về quy trình sản xuất, định dạng sản phẩm… Đây chính là điểm khác biệt trong chiến lược chuyển đổi số của từng cơ quan báo chí khác nhau, với những ưu tiên riêng cho phù hợp với mục tiêu – tôn chỉ, đối tượng độc giả hướng tới.
“Trong thời đại 4.0, công nghệ nghe nhìn phát triển như vũ bão ngày nay, Tạp chí Thương Gia mang những sứ mệnh riêng để đưa thông tin đến được với đối tượng độc giả đặc biệt, đó là các doanh nhân. Họ luôn bận rộn nên cần thông tin không chỉ nhanh, nóng mà còn có độ sâu, độ xác tín đặc biệt. Từ các vấn đề về chính sách vĩ mô, cho đến diễn biến thị trường, “sức khỏe” doanh nghiệp, nhu cầu xã hội, phong cách tiêu dùng…Chính vì thế mà chúng tôi xác định việc chuyển đổi số trong hoạt động báo chí của tòa soạn phải được ưu tiên số 1 ở thời điểm này”. Bà Nguyễn Thùy Dương, Tổng Biên tập Tạp chí Thương Gia chia sẻ. Bà cũng đưa ra quan điểm: “Câu chuyện chuyển đổi số sao cho phù hợp không phải là “vẽ rắn thêm chân” mà phải dựa trên thực tế cụ thể để tối ưu hóa nguồn lực và hiệu quả”.
Ngoài cạnh các ấn phẩm định kỳ và chuyên đề với những tuyến bài cụ thể về đời sống kinh tế đất nước, trong vòng hai năm qua, Tạp chí Thương Gia tập trung đẩy mạnh hiện diện trực tuyến của mình thông qua phiên bản báo điện tử Thương gia (https://thuonggiaonline.vn) và các chuyên trang như: https://kinhdoanhtieudung.thuonggiaonline.vn; https://hanghieu.thuonggiaonline.vn.
Từ đó, xây dựng một kênh cung cấp thông tin tức thời, hấp dẫn, đa dạng tới đội ngũ doanh nhân và những người gắn bó với thương trường Việt, thương hiệu Việt. Đổi mới quy trình, cải tiến giao diện và định dạng tác phẩm báo chí, Thương Gia đã từng bước đưa tòa soạn “tiến hóa” cùng với kỷ nguyên kỹ thuật số. Đặc biệt, Tòa soạn đã có bước tiến lớn khi đầu tư vào Hệ thống quản trị nội dung (Content Management System - CMS) tiên tiến, thay đổi giao diện đồng thời cải tiến hệ thống chuyên mục bao quát và hấp dẫn hơn. Đối tác công nghệ được Tòa soạn lựa chọn là VietnamPedia - một công ty có tiềm lực công nghệ hùng hậu, với đội ngũ nhân sự trẻ và sở hữu nhiều chứng chỉ danh giá trong lĩnh vực Công nghệ thông tin - Truyền thông.
Chuyển đổi số ở các tòa soạn thực sự là vấn đề cấp thiết để có thể đáp ứng với đòi hỏi của cuộc sống, của độc giả. Khi “nước đẩy”, “thuyền” ắt phải lên. Nếu không “con thuyền” sẽ bị loại bỏ ra khỏi dòng chảy của hoạt động báo chí thời nay.
“VietnamPedia là đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng hệ thống CMS báo chí và các hệ thống có lượng người dùng lớn, khả năng chịu tải và bảo mật cao. Nhân sự của của VietnamPedia đã từng tham gia vào các dự án quan trọng, thiết kế, xây dựng và vận hành các hệ thống CMS lớn tại Việt Nam như hệ thống cms báo chí của Vccorp, hệ thống diễn đàn F319.com, ttvnol.com, muare.vn…”.
VietnamPedia đã thực hiện thành công nhiều “ca khó” của các tòa soạn báo
Quảng cáo
Chuyên gia công nghệ Khúc Ngọc Anh, Giám đốc Công ty VietnamPedia
Đó là chia sẻ của chuyên gia công nghệ Khúc Ngọc Anh - Giám đốc Công ty VietnamPedia. Anh cho rằng: Chuyển đổi số ở các tòa soạn không chỉ là vấn đề về công nghệ, mà còn là vấn đề về con người, về cách thức nhìn nhận tư duy
Anh đánh giá như thế nào về xu thế chuyển đổi số của báo chí hiện nay? Theo anh, giữa nội dung hấp dẫn và công nghệ đột phá, yếu tố nào sẽ quyết định sự thành công của các tòa soạn?
Theo báo cáo của Trung tâm Báo chí quốc tế ICFJ1, tính đến năm 2019 hầu hết các khu vực trên thế giới có sự gia tăng về số lượng các tòa soạn lai (hybrid newsrooms), là các tòa soạn kết hợp giữa mô hình truyền thống và mô hình kỹ thuật số. Tỷ lệ tòa soạn xuất bản trên nền tảng website chiếm gần 50%.
Còn ngay tại Việt Nam, chúng ta cũng chứng kiến sự thay đổi lớn trong cách tiếp nhận thông tin của công chúng ở mọi nơi, mọi lúc, trên mọi thiết bị (máy tính, điện thoại, máy tính bảng…) dẫn đến sự phong phú về định dạng kỹ thuật số, cách thức phân phối và chia sẻ nội dung… Cùng với đó là sự cạnh tranh rất lớn đến từ truyền thông xã hội, các dịch vụ video-streaming và các ứng dụng cho điện thoại thông minh.
Trong một thế giới của các luồng thông tin ồ ạt như vậy, việc các tòa soạn chỉ tập trung vào “nội dung hay” hoặc công nghệ đột phá, theo tôi đều là chưa đủ. Có một thứ chúng ta cũng cần quan tâm hơn: đó là trải nghiệm người dùng tích cực và thuận tiện hơn. Chúng ta phải có khảo sát, phải thu thập dữ liệu, phải phân tích hành vi để từ đó phân phối nội dung – và tất nhiên là cả các quảng cáo - một cách cá nhân hóa đến họ, phù hợp với thiết bị và tốc độ truy cập internet của họ… Để làm được tất cả những điều đó, rõ ràng là các tòa soạn cần thay đổi tư duy “làm báo”, có chiến lược gắn chuyển đổi số với yêu cầu về nội dung và độc giả để đầu tư hợp lý nhưng mang lại hiệu quả cao.
Được biết, VietnamPedia đã có kinh nghiệm xây dựng hệ thống CMS báo chí cho nhiều tòa soạn, cũng như các hệ thống có lượng người dùng lớn. Từ quá trình này, anh có nhận xét gì về những điểm khó khiến các đơn vị “e ngại” khi thay đổi?
Theo tôi, mỗi tòa soạn ở những quy mô khác nhau sẽ có những vấn đề riêng. Tuy nhiên, về tổng quát thì mối quan tâm, lo ngại của họ tập trung quanh mấy vấn đề chính: Dữ liệu, Bảo mật và Nhân sự.
Đặc biệt, khi chuyển hệ thống cho các báo điện tử đã có bề dày hoạt động hàng chục năm với số lượng lớn tin bài, hình ảnh, clip… thì khối lượng dữ liệu cần quy hoạch và di chuyển là khổng lồ. Nên nỗi lo lớn nhất của nhiều tòa soạn chính là “rơi rớt” tin bài, mất dữ liệu. Kế đó là những câu hỏi về bảo mật, về việc đào tạo hoặc tuyển dụng nhân sự phù hợp để tiếp quản và vận hành hệ thống…
Với thế mạnh của mình, VietnamPedia đã thực hiện thành công nhiều “ca khó” như vậy, chuyển toàn bộ dữ liệu cms từ hệ thống cũ sang hệ thống mới không những đảm bảo toàn vẹn toàn bộ dữ liệu, giữ SEO các link đã được google index mà còn chuẩn hóa dữ liệu cũ theo tiêu chuẩn công nghệ mới nhất. Trong toàn bộ quá trình này, việc chuẩn hóa định dạng giữ liệu cũ và chuẩn hóa SEO cho dữ liệu cũ là vô cùng quan trọng, giúp tòa soạn bảo toàn được “tài sản” đặc biệt của mình là các tin bài cũng như xếp bậc thứ hạng của web.
Bên cạnh đó, với quan điểm làm sao để công nghệ “trong suốt” với người dùng cuối, VietnamPedia cố gắng tối ưu hóa giao diện điều khiển thân thiện với người dùng, giúp các nhân sự của tòa soạn có thể thao tác dễ dàng theo hệ thống phân quyền, luồng thông tin xử lý tin bài được quản lý khoa học và minh bạch.
Còn về mối lo bảo mật, nhân sự hay quản lý server, cập nhật công nghệ hoặc mở rộng các module khác, thì chúng tôi cũng triển khai dưới dạng dịch vụ để sẵn sàng cung cấp cho các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan báo chí…