Dự án cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc gặp khó về phương án tài chính, Tập đoàn Đèo Cả đề nghị xin thêm hơn 2.400 tỷ đồng ngân sách để thực hiện.
Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại là một trong ba đột phá chiến lược được xác định rõ trong Nghị quyết 43 của Quốc hội. Với các cơ chế đặc thù, lần đầu tiên trong lịch sử, 8 công trình giao thông trọng điểm quốc gia được triển khai đồng loạt trên cả nước.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh tiến độ công tác giải phóng mặt bằng để hoàn thành bàn giao mặt bằng dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, 02 dự án đường vành đai và 03 dự án cao tốc trục Đông - Tây trong quý II/2024.
2024 được xem là năm 'nước rút' của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 nhưng còn rất nhiều chướng ngại phía trước, đại diện chính phủ và quốc hội cùng chung nhận định.
Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã thay mặt Chính phủ trình bày báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2024.
Dự án đường bộ Cao tốc Cao Bồ-Mai Sơn sẽ được mở rộng từ 4 làn xe hạn chế lên thành 6 làn xe, với tổng mức đầu tư là 1.875 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương.
Dự kiến Kỳ họp thứ 7 sẽ khai mạc vào ngày 20/5 và bế mạc vào chiều ngày 27/6. Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội với 2 đợt: đợt 1 từ ngày 20/5 đến ngày 08/6; đợt 2 từ ngày 17/6 đến ngày 27/6 và dự phòng ngày 28/6.
Mục tiêu Đại hội XIII của Đảng là đến năm 2025 cả nước có 3.000km đường bộ cao tốc. Để đạt được cột mốc này, gần 1.000km cao tốc còn lại cần được gấp rút hoàn thành trong năm nay.
Mục tiêu đến năm 2030, Vùng trung du và miền núi phía Bắc có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; hoàn thiện các tuyến đường bộ cao tốc, ưu tiên kết nối với Thủ đô Hà Nội, vùng đồng bằng sông Hồng, tiểu vùng Bắc Trung Bộ và với Trung Quốc, Lào.