'Nước rút' nhiều chướng ngại

2024 được xem là năm 'nước rút' của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 nhưng còn rất nhiều chướng ngại phía trước, đại diện chính phủ và quốc hội cùng chung nhận định.

Tại khai mạc kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV ngày 20/5, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng Lê Minh Khái cho biết tăng trưởng GDP quý đầu năm nay đạt 5,66%, cao nhất trong năm năm qua. Đây là nỗ lực lớn trong bối cảnh nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, thách thức hơn thuận lợi và cơ hội.

Những khó khăn đó là kiểm soát lạm phát, điều hành lãi suất, tỷ giá... trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng thấp, giá vàng thế giới và trong nước biến động mạnh.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân gặp nhiều khó khăn. 

Sản xuất nông nghiệp, nhất là tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long phải đối mặt với hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài và nặng nề hơn.

Sản xuất công nghiệp, thị trường bất động sản đều phục hồi chậm. Việc triển khai gói cho vay nhà ở xã hội 120 nghìn tỷ đồng chưa đạt yêu cầu. Tiến độ một số dự án cao tốc, giao thông trọng điểm, giải phóng mặt bằng chậm.

Một số cơ chế, chính sách, quy định, thủ tục hành chính còn chồng chéo, rườm rà, chậm được sửa đổi. Đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn.

Thiên tai, dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm, cháy rừng, tai nạn lao động, tội phạm sử dụng công nghệ cao… còn diễn biến phức tạp.

Bên cạnh đó, tình hình thế giới, khu vực thời gian tới được dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường.

Phó thủ tướng Lê Minh Khái khẳng định, nhiệm vụ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian còn lại của năm 2024 là rất nặng nề.

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đánh giá tăng trưởng kinh tế theo giai đoạn có xu hướng giảm dần, chất lượng tăng trưởng kinh tế còn thấp, chậm được cải thiện.

Tăng trưởng kinh tế 2023 không đạt mục tiêu, tạo thách thức rất lớn cho mục tiêu tăng trưởng giai đoạn 2021-2025; chỉ tiêu tăng năng suất lao động xã hội năm thứ ba không đạt.

Nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh. Ảnh: Trang tin Quốc hội

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm tốc mạnh và đánh mất vai trò động lực chính của tăng trưởng trong khi khu vực dịch vụ chưa chứng tỏ được vai trò đầu tàu dẫn dắt tăng trưởng.

Thu ngân sách chưa bền vững; phân tích dự báo thu chưa sát, ảnh hưởng đến chất lượng dự toán; nợ đọng thuế còn cao.

Quá trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp khó khăn, vướng mắc.

Việc chuyển nguồn, hủy dự toán khi hết năm ngân sách lớn, trình phương án phân bổ tăng thu, tiết kiệm chi chậm.

Tỷ lệ lao động ở khu vực phi chính thức vẫn khá cao; chất lượng lao động còn bất cập so với yêu cầu; vẫn còn thiếu thuốc ở một số bệnh viện công lập.

Tình trạng thừa thiếu cục bộ giáo viên chưa được xử lý dứt điểm, bạo lực học đường, mất vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn diễn ra ở một số nơi.

Việc an toàn thông tin, an ninh mạng, xử lý thông tin xấu độc nhiều thách thức; tội phạm về trật tự xã hội, tham nhũng, kinh tế, xâm phạm sở hữu trí tuệ, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng diễn biến phức tạp.

Theo ông Thanh, năm 2024 là năm “nước rút”, có ý nghĩa rất quan trọng trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.

Để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024, Phó thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy động lực mới.

Một trong những giải pháp là thúc đẩy phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, các ngành, lĩnh vực mới nổi, mô hình kinh doanh mới;

Đồng thời, tiếp tục thực hiện chính sách miễn giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ và miễn giảm, gia hạn thuế phí lệ phí, tiền thuê đất để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.  

Bên cạnh đó đẩy nhanh tiến độ các công trình hạ tầng giao thông quan trọng quốc gia, liên vùng, nhất là thi công 1.000 km đường bộ cao tốc để phấn đấu đến năm 2025 đưa vào khai thác khoảng 3.000 km, mở ra không gian, động lực phát triển mới, làm tăng giá trị gia tăng quỹ đất, giảm chi phí logistics.

Chính phủ chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ; tiếp tục thực hiện quyết liệt đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Những nhân tố kìm hãm tăng trưởng kinh tế
4 nút thắt của đường dây 500kV mạch 3

4 nút thắt của đường dây 500kV mạch 3

Giải phóng mặt bằng, huy động máy móc, cung ứng vật tư và tài chính của nhà thầu thi công là bốn vướng mắc ảnh hưởng tiến độ dự án đường dây 500kV mạch 3 giữ vai trò giải cứu thiếu điện miền Bắc.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sắp cho ý kiến về phương án xử lý trong Vụ kiện Hợp đồng dầu khí Lô 01&02

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sắp cho ý kiến về phương án xử lý trong Vụ kiện Hợp đồng dầu khí Lô 01&02

Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra trong 4 ngày, từ chiều 15/4 đến sáng 22/4/2024, tại phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham dự, phát biểu khai mạc và cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội thay phiên điều hành nội dung Phiên họp.

Xu thế chứng khoán tuần 15/4-19/4: VN-Index sẽ gặp áp lực rung lắc quanh vùng 1.300 (+-10)

Xu thế chứng khoán tuần 15/4-19/4: VN-Index sẽ gặp áp lực rung lắc quanh vùng 1.300 (+-10)

Nhiều khả năng VN-Index sẽ gặp áp lực rung lắc trở lại quanh vùng 1.300 (+-10), vùng mà chỉ số đã kiểm định thất bại trước đó. Nhà đầu tư được khuyến nghị tránh mua đuổi trong các nhịp hồi phục, ưu tiên quản trị rủi ro danh mục và chỉ trải lệnh mở mua với tỷ trọng nhỏ quanh các ngưỡng hỗ trợ xa...

Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.