Tại một số thị trường khu vực châu Âu, châu Mỹ như Pháp, Cuba, ghi nhận lượng gạo xuất khẩu tăng đột biến. Mặc dù đây không phải là khu vực xuất khẩu gạo trọng điểm của Việt Nam nhưng hứa hẹn sẽ là khu vực tiềm năng trong tương lai...
Vừa qua, Đoàn công tác do ông Trần Quốc Toản, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương làm trưởng đoàn đã hoàn thành chương trình làm việc tại Bắc Kinh (Trung Quốc) nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung quốc ổn định và bền vững.
Trong khi các thị trường xuất nhập khẩu gạo liên tục có những biện pháp kiểm soát an ninh lương thực, Bộ Công Thương đã đề nghị tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại gạo nhằm thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường xuất khẩu cũng như khẳng định thương hiệu gạo Việt Nam trên toàn cầu.
Năm 2023, châu Phi dự kiến nhập khẩu khoảng 17,7 triệu tấn. Nguồn cung cấp gạo chính của châu Phi vẫn sẽ tập trung chủ yếu vào các nước Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan và Việt Nam.
Phát triển đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu gạo với quy mô, cơ cấu thị trường, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu hợp lý, ổn định, bền vững và hiệu quả.
Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc trong tháng 3 đạt 109 triệu USD, tăng 118% so với tháng 3 năm 2022. Tính cả quý 1/2023, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc đạt 199 triệu USD, tăng 119% so với cùng kỳ năm 2022.
Liên quan đến thông tin nhập khẩu gạo dự trữ quốc gia của Indonesia trong năm 2023, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cập nhật thông tin thị trường và một số khuyến nghị đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.