Các lo ngại về ảnh hưởng của hiện tượng El Nino đến sản lượng gạo tại nhiều quốc gia đang đẩy giá gạo xuất khẩu Việt Nam,Thái Lan, Ấn Độ tăng cao...
Trong 5 tháng đầu năm, giá gạo xuất khẩu tăng cao nhất trong 10 năm khiến cho triển vọng ngành gạo Việt Nam sẽ có nhiều bứt phá mạnh mẽ…
Xuất khẩu gạo của Thái Lan tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm nay, đồng thời nước này cũng đang thúc đẩy phát triển các giống gạo mới nhằm đáp ứng nhu cầu cao từ thị trường thế giới.
Nhật Bản vượt Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu hàng thủy sản lớn nhất của Việt Nam; ASEAN và Trung Quốc chiếm 78% lượng gạo xuất khẩu của cả nước; Trung Quốc chiếm 95% tổng trị giá xuất khẩu quả sầu riêng… là những điểm nhấn cho thấy khu vực thị trường châu Á đang giữ vai trò tích cực, dẫn dắt tăng trưởng xuất khẩu của nhóm hàng nông, thủy sản.
Trong tuần này, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục neo quanh ngưỡng cao kỷ lục 500 USD/tấn khi thị trường lo ngại nguồn cung gạo sẽ bị thắt chặt trong thời gian tới dưới tác động của hiện tượng El Nino.
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam và Thái Lan tiếp tục neo ở mức cao trong tuần trước khi nguồn cung gạo giảm. Tuy nhiên, lực mua có dấu hiệu hạ nhiệt do tâm lý ngại giá cao, một số khách hàng đã tạm dừng thu mua để quan sát giá.
Giá gạo xuất khẩu Việt Nam hiện được chào bán ở mức 502 USD/tấn, vượt giá gạo xuất khẩu cùng loại của Thái Lan và Ấn Độ trở thành một trong những loại gạo có giá cao nhất thế giới.
Năm 2023, châu Phi dự kiến nhập khẩu khoảng 17,7 triệu tấn. Nguồn cung cấp gạo chính của châu Phi vẫn sẽ tập trung chủ yếu vào các nước Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan và Việt Nam.
Trong tuần trước, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam và Thái Lan tiếp tục neo cao, chủ yếu do nguồn cung suy giảm. Trong khi đó, giá gạo đồ của Ấn Độ đã giữ ổn định trở lại sau giai đoạn liên tục giảm vì nhu cầu yếu.
Phát triển đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu gạo với quy mô, cơ cấu thị trường, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu hợp lý, ổn định, bền vững và hiệu quả.