Chuyển đổi số: Phải bắt đầu từ nhận thức của doanh nghiệp

Trong cuộc phỏng vấn với Thương Gia, TS. Lê Quang Minh cho rằng thách thức nhất gặp phải ở nhiều doanh nghiệp khi triển khai chuyển đổi số là thay đổi nhận thức và thói quen...

Xuất hiện ở Việt Nam từ 2017, công nghệ tài chính (FinTech) đến nay đóng vai trò quan trọng ở nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt doanh nghiệp chuyển đổi số. Với việc áp dụng giải pháp kỹ thuật số trong công tác quản lý tài chính, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí, thời gian xử lý giao dịch và cải thiện đáng kể quy trình kinh doanh.
Thương Gia đã có cuộc trao đổi với TS. Lê Quang Minh, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Thông tin - Đại học Quốc gia Hà Nội, để lắng nghe chia sẻ của ông về thách thức trong từng giai đoạn chuyển đổi số, đồng thời tìm ra lời giải cho bài toán chuyển đổi số công tác quản lý tài chính trong doanh nghiệp.

Xin ông cho biết doanh nghiệp chuyển đổi số cần đưa ra thay đổi cụ thể như thế nào trong công tác quản lý tài chính? Những bước để doanh nghiệp áp dụng giải pháp FinTech thay thế dần việc quản lý truyền thống bằng tài liệu giấy hay Excel là gì?

Khi chuyển đổi số doanh nghiệp, việc chuyển đổi số trong lĩnh vực công tác quản lý tài chính là một vấn đề tất yếu cần thực hiện, nó hướng tới việc thay đổi các hoạt động quản lý tài chính dựa trên các công nghệ số hiện nay(FinTech) như eKYC, Cloud, IoT, AI, blockchain, mobile money, chữ ký số …, có thể hiệu quả, thuận lợi, an toàn, nhanh chóng thực hiện các hoạt đột trong các công tác quản lý tài chính. Để áp dụng các giải pháp FinTech trong các hoạt động quản lý tài chính trong doanh nghiệp, mỗi tổ chức cần có lộ trình và cách thức riêng, theo quy trình thực hiện chuyển đổi số nói chung của công ty tư vấn Deloitte thì có lẽ cần thực hiện các bước sau: (1) Đánh giá tình hình bên ngoài và bên trong của doanh nghiệp; (2) Xây dựng chiến lược và đánh giá tác động; (3) Kiến trúc giải pháp; (4) Xây dựng sáng kiến và triển khai giải pháp.

Theo quan điểm của ông, thách thức lớn nhất trong quá trình số hóa công cụ quản lý tài chính, triển khai giải pháp FinTech của doanh nghiệp chuyển đổi số tại Việt Nam là gì?

Tuỳ vào giai đoạn mà các thách thức này khác nhau, trong bài toán chuyển đổi số thường gặp phải các thách thức như: thể chế pháp lý; nhận thức của doanh nghiệp, văn hoá doanh nghiệp; hạ tầng công nghệ; nguồn nhân lực số; an toàn thông tin; nguồn lực tài chính.

doanh nghiệp TS. Lê Quang Minh, Phó Viện trưởng Viện CNTT-ĐHQG Hà Nội

Theo tôi hiện nay vấn đề thách thức nhất gặp phải ở nhiều doanh nghiệp có lẽ là vấn đề nhận thức của doanh nghiệp, thói quen của doanh nghiệp. Cần thay đổi được yếu tố này, quá trình chuyển đối số hoạt động tài chính nói riêng và chuyển đổi số doanh nghiệp sẽ diễn ra một cách nhanh chóng hơn.

Quảng cáo

Đầu tư chuyển đổi số suy cho cùng cũng là hình thức đầu tư. Nếu triển khai không hiệu quả, khoản đầu tư cho công nghệ có thể bị thu hẹp hoặc bỏ ngỏ. Vậy ông có thể chia sẻ cho các doanh nghiệp những nguyên tắc cơ bản để đánh giá hiệu quả sử dụng công nghệ FinTech trong chuyển đổi số không?

Bài toán về hiệu quả luôn là bài toán khó và mọi tổ chức, doanh nghiệp đều theo đuổi. Có một số câu châm ngôn hay được nhắc lại trong việc chuyển đổi số có thể gợi ý cho các doanh nghiệp như “muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì phải đi cùng nhau”, “cá nhanh nuốt cá chậm, không phải cá lớn nuốt cá bé”, “phải đứng trên vai người khổng lồ”.

Mỗi doanh nghiệp muốn thực hiện chuyển đổi số thành công nên tìm hiểu kỹ cách đi, cách thực hiện phù hợp với quy mô, loại hình hoạt động của doanh nghiệp; cần có một kế hoạch, lộ trình tổng thể, dài hạn, khi cần thiết phải dựa trên kinh nghiệm của tư vấn; cần tìm kiếm những công nghệ nền tảng, những công ty công nghệ có thể hỗ trợ mình, đảm bảo cơ hội chuyển đổi số thành công như mong muốn; Khi đã có kiến trúc tổng thể, có thể tiến hành trước một số bước đi nhỏ, đầu tư không nhiều nhưng tạo hiệu quả nhanh, để gây thiện cảm, sự đồng tình ủng hộ trong toàn bộ doanh nghiệp, tạo hiệu quả kinh doanh bước đầu.

Phá vỡ sự độc lập giữa các bộ phận trong doanh nghiệp (SILO) là nhiệm vụ quan trọng của doanh nghiệp chuyển đổi số. Thông thường, CTO/CIO luôn muốn áp dụng công nghệ tiên tiến nhất để ít phải thay đổi, trong khi CFO lại muốn tiết kiệm chi phí và chú trọng vào tỷ suất hoàn vốn (ROI). Điều này vô hình trung tạo nên khúc mắc khó tháo gỡ giữa CTO/CIO và CFO. Vậy doanh nghiệp chuyển đổi số cần làm gì để tạo ra sự cân bằng và hạn chế khúc mắc này?

Vẫn là bài toán về hiệu quả như đã trả lời ở câu hỏi số 3, theo tôi quan trọng là nhận thức, và cần có được một kế hoạch, lộ trình chuyển đổi số mà cả CEO, CTO/CIO và CFO đều đồng thuận. Chính vì vậy, nhận thức được điều này, ở khu vực công, tổng tư lệnh cho vấn đề chuyển đổi số luôn là người đứng đầu tổ chức/doanh nghiệp.

- Vậy trong quá trình số hóa hệ thống quản lý tài chính và áp dụng giải pháp FinTech, doanh nghiệp chuyển đổi số cần tuân thủ tiêu chuẩn bảo mật, an toàn thông tin nào?

Các giải pháp công nghệ FinTech trên thị trường hiện nay về mặt cơ bản đều đã áp dụng những tiêu chuẩn bảo mật, an toàn thông tin cơ bản. Tuỳ thuộc vào lĩnh vực hoạt động và đặc thù của doanh nghiệp, các doanh nghiệp khi chuyển đổi số cần lựa chọn các sản phẩm, giải pháp FinTech phù hợp với quy mô, lĩnh vực và đặc thù của doanh nghiệp, ngoài ra cần áp dụng thêm các tiêu chuẩn bảo mật, an toàn thông tin, xếp loại cấp độ an toàn thông tin theo các hướng dẫn hiện hành của nhà nước.

Xin cảm ơn ông.

Ngày 8/7, TS. Lê Quang Minh sẽ xuất hiện với tư cách diễn giả tại buổi tọa đàm chủ đề "Chuyển đổi số trong doanh nghiệp", nằm trong chương trình phối hợp giữa Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam - VACOD, Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Hà Nội - HBA và Đại học Quốc gia Hà Nội. Buổi tọa đàm quy tụ nhiều chuyên gia hàng đầu và thành viên của hai hiệp hội sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ cơ hội và khó khăn trên hành trình chuyển đổi số, cũng như cách triển khai công nghệ để cải tiến quy trình hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Tin liên quan

Giá Bitcoin mắc kẹt ở 30.000 USD!

Giá Bitcoin mắc kẹt ở 30.000 USD!

Giá Bitcoin vẫn chưa tăng trở lại bất chấp bình luận tích cực gần đây của Giám đốc điều hành BlackRock về đồng tiền biểu tượng của ngành công nghiệp tiền điện tử...
Nước Mỹ lo thiếu điện cho... xe điện

Nước Mỹ lo thiếu điện cho... xe điện

Dự kiến hơn một nửa số xe ô tô mới được bán tại Mỹ vào năm 2030 sẽ là xe điện. Điều này có thể tạo áp lực lớn cho lưới điện của quốc gia, một hệ thống già cỗi được xây dựng cho một thế giới hoạt động bằng năng lượng hóa thạch...
Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.