Mỹ hỗ trợ Australia trong ngành khoáng sản chủ chốt

Australia đã giành được sự hỗ trợ của Mỹ để phát triển ngành công nghiệp khoáng sản chủ chốt sau khi hai nước đạt được thỏa thuận phối hợp chính sách và đầu tư để hỗ trợ sự phát triển của ngành...

Australia cung cấp khoảng một nửa lượng lithium của thế giới cũng như các khoáng chất khác như đất hiếm được sử dụng trong pin cho ô tô điện và quốc phòng. Đồng thời, quốc gia này cũng đang trở thành nhà sản xuất hydro lớn nhất thế giới.

Thủ tướng Australia Anthony Albanese cho biết, thỏa thuận giữa hai quốc gia mở đường cho các nhà cung cấp khoáng sản và năng lượng tái tạo của Australia được coi là nhà cung cấp trong nước theo Đạo luật sản xuất quốc phòng Mỹ.

khoáng sản Con đường khai thác khoáng sản ở vùng Pilbara, Tây Úc

Điều đó có nghĩa, các nhà cung cấp của Australia sẽ có thể tiếp cận các khoản trợ cấp năng lượng như được nêu trong đạo luật mang tính bước ngoặt của Đạo luật giảm lạm phát (IRA) của Mỹ.

“Đây là việc tạo ra một cơ hội to lớn cho Úc và tôi không thể không nhấn mạnh tầm quan trọng của điều này", Albanese nói với báo chí tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Quad ở Hiroshima.

Ông Anthony Albanese nói thêm, rủi ro lớn với Đạo luật giảm lạm phát là Australia có thể mất vốn vào tay Mỹ, nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ ủng hộ Quốc hội hành động để coi các nhà cung cấp và hoạt động của Úc là hoạt động nội địa ở Mỹ.

Hiện tại, các bộ trưởng của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ và Bộ Công nghiệp Australia sẽ tham gia vào một nhóm đặc nhiệm sẽ phát triển một kế hoạch vào cuối năm để khuyến khích sự hợp tác công nghiệp mạnh mẽ hơn và tăng tốc độ phát triển.

Họ cho biết hiệp ước sẽ thiết lập khí hậu, năng lượng sạch và cơ sở công nghiệp năng lượng chung như một trụ cột trung tâm của Liên minh Australia-Mỹ.

Trước đó, Australia đã nhận ra những điểm yếu nghiêm trọng ở các chuỗi cung ứng tập trung, bất kể điểm tập trung nằm ở đâu. Đa dạng hóa nguồn cung là một lợi ích rõ ràng trong thị trường này. Hơn nữa, thông qua việc thiết lập những nguồn cung khoáng sản chủ chốt mới, Australia có thể giúp cho thị trường này mạnh mẽ, hiệu quả, linh hoạt và minh bạch hơn.

Quỹ tái thiết quốc gia (National Reconstruction Fund) của Úc cung cấp các gói tài trợ trị giá 15 tỷ AUD sẽ đa dạng hóa và chuyển đổi các ngành công nghiệp của Australia nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. 1 tỷ AUD trong số tiền tài trợ trên được dành riêng cho việc thúc đẩy giá trị tài nguyên của Australia.

Hoạt động cấp vốn trên, cùng với những cơ chế tài chính hiện có của chính phủ như cơ quan điều phối khoáng sản chủ chốt (Critical Minerals Facility), tập đoàn tài chính năng lượng sạch (Clean Energy Finance Corporation) và quỹ phát triển cơ sở hạ tầng phía Bắc Australia (NAIF) sẽ là nguồn hỗ trợ tài chính cho các dự án khoáng sản chủ chốt.

Để đảm bảo chính sách được thiết lập phù hợp, Chính phủ Australia cũng đang phát triển một chiến lược khoáng sản quan trọng mới. Chiến lược này sẽ tập trung vào những ưu tiên chính như tạo ra cơ hội kinh tế mới. Trong đó có cả cơ hội cho những người thổ dân Úc.

Chiến lược này cũng xem xét việc nâng cao năng lực và phát triển các ngành công nghiệp mới trong nước. Đồng thời xây dựng chuỗi cung ứng ổn định, cạnh tranh và đa dạng. Chiến lược cũng sẽ nhấn mạnh vai trò quan trọng của các khoáng sản chủ chốt của Australia ở trong nước và trên toàn cầu.

Xét cho cùng, việc phát triển các ngành công nghiệp khoáng sản chủ chốt của AustraliaAustralia sẽ mang lại lợi ích kinh tế, chiến lược, công nghệ và khí hậu - và sẽ là “công cụ” của Úc trong tương lai với tư cách là một siêu cường năng lượng tái tạo.

Việt Nam - Hoa Kỳ: Tăng cường hợp tác thương mại song phương, đặc biệt trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Việt Nam - Hoa Kỳ: Tăng cường hợp tác thương mại song phương, đặc biệt trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Nhằm thảo luận về các vấn đề hợp tác kinh tế thương mại song phương, ngày 16/5, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đã có buổi tiếp và làm việc với ông Daniel Lee, Trợ lý Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) phụ trách Đổi mới, Sáng tạo, và Sở hữu trí tuệ.
Nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc giảm mạnh trong tháng 4/2023

Nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc giảm mạnh trong tháng 4/2023

Nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh trong tháng 4/2023, trong khi xuất khẩu tăng với tốc độ chậm hơn, củng cố các dấu hiệu về nhu cầu nội địa yếu bất chấp việc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế COVID-19 và gây áp lực lên nền kinh tế vốn đang gặp khó khăn trước tình trạng tăng trưởng toàn cầu chậm lại.
AfCFTA và cơ hội gia tăng giao thương Việt Nam - châu Phi

AfCFTA và cơ hội gia tăng giao thương Việt Nam - châu Phi

54/55 quốc gia thành viên của Liên minh châu Phi đã tham gia Hiệp định Thương mại tự do Lục địa châu Phi (AfCFTA). Nếu Việt Nam hoặc ASEAN tiến hành đàm phán một Thỏa thuận thương mại với khu vực AfCFTA, Việt Nam có thể tận dụng lợi thế cạnh tranh so với nhiều nước châu Á khác để gia tăng xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh vào thị trường này.
Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.