Trung Quốc hạn chế xuất khẩu hai kim loại quan trọng để sản xuất chất bán dẫn

Bộ thương mại Trung Quốc cho biết sẽ bắt buộc phải có giấy phép để xuất khẩu một số hợp chất gali và germanium bắt đầu từ ngày 1/8…

Chính phủ Trung Quốc đã quyết định đưa ra một số hạn chế với hai loại kim loại quan trọng cho quá trình sản xuất chất bán dẫn, theo một tuyên bố từ Bộ thương mại vào cuối ngày 3/7 cho thấy. Động thái này được nhiều nhà phân tích ví như một lời cảnh báo tới Mỹ và châu Âu trong bối cảnh cuộc chiến công nghệ toàn cầu đang ngày một nóng lên.

Những hạn chế mới này - được dựa trên cơ sở về an ninh quốc gia - sẽ yêu cầu các nhà xuất khẩu phải có giấy phép vận chuyển hợp chất gali và germanium kể từ ngày 1/8/2023. Đơn đăng ký cho các loại giấy phép này cần phải nêu rõ đơn vị nhập khẩu và người mua, đồng thời kê khai rõ các phương thức sử dụng chúng.

Cổ phiếu của các nhà sản xuất germanium Trung Quốc đã tăng vọt vào sáng 4/7 với kỳ vọng về xu hướng tăng gía nguyên liệu thô, đặc biệt là khi nguồn cung tạm thời chịu gián đoạn. Cụ thể, cổ phiếu Yunnan Lincang Xinyuan Germanium Industrial tăng 10% trên sàn giao dịch Thâm Quyến, trong khi Yunnan Chihong Zinc & Germanium có thời điểm ghi nhận thêm 7,5%. Cả hai đều đã vượt trội so với mức tăng 0,1% của chỉ số CSI 300 - theo dõi hiệu suất của 300 cổ phiếu hạng A lớn nhất Trung Quốc.

Với Trung Quốc là nhà cung cấp gali và germanium lớn nhất thế giới, quyết định này của chính quyền có thể sẽ tác động không nhỏ tới lợi thế cạnh tranh của nhiều quốc gia khác, một nghiên cứu về nguyên liệu thô quan trọng của Liên minh châu Âu chỉ ra.

Trung Quốc

“Hạn chế này như một lời cảnh báo tới Mỹ, Nhật Bản và cả Hà Lan rằng Trung Quốc nắm trong tay các lựa chọn “trả đũa”, do đó việc các quốc gia cản trở quyền truy cập của Trung Quốc tới các công cụ và chip cao cấp là không khôn ngoan”, nhà phân tích Anna Ashton, Xiaomeng Lu và Scott Young của Eurasian Group viết trong một ghi chú.

Gali là một kim loại bạc mềm được sử dụng để sản xuất các tấm bán dẫn hỗn hợp cho các mạch điện tử, chất bán dẫn và đi-ốt phát quang, trong khi germanium được sử dụng trong sản xuất sợi quang để truyền dữ liệu và thông tin.

“Quy mô kinh tế trong các hoạt động khai thác và chế biến mở rộng của Trung Quốc, cùng với các khoản trợ cấp của nhà nước, đã cho phép nước này xuất khẩu khoáng sản đã qua chế biến với chi phí mà các nhà khai thác ở nơi khác không thể sánh được, duy trì vị thế thống trị thị trường ở nhiều mặt hàng quan trọng”, ba nhà phân tích của Eurasia Group cho biết thêm.

Tuy nhiên, những nỗ lực trước đây của Trung Quốc trong việc khẳng định sự thống trị đó đã làm liên luỵ đến nguồn cung và làm giá tăng cao trên toàn cầu. Giá cao hơn đã thúc đẩy thị trường nước ngoài, khiến các dự án khai thác và chế biến bên ngoài Trung Quốc trở nên cạnh tranh hơn về chi phí.

Vào tháng 10/2022, Mỹ đã thực hiện một loạt các biện pháp hạn chế xuất khẩu công cụ chip và chất bán dẫn thiết yếu sang Trung Quốc. Kế hoạch này được các chuyên gia tin rằng sẽ có khả năng làm tê liệt tham vọng thúc đẩy ngành công nghệ nội địa của Trung Quốc. Chính phủ Mỹ cũng tranh thủ “lobby” các đồng minh và quốc gia sản xuất chip lớn như Nhật Bản và Hà Lan để họ thúc đẩy các giới hạn xuất khẩu riêng.

Một số quốc gia hiện đang cố gắng để đảm bảo chuỗi cung ứng của riêng mình và xây dựng ngành công nghiệp chip nội địa, tập trung vào những lĩnh vực mà họ có thế mạnh truyền thống. Tuần trước, một quỹ tài chính do chính phủ Nhật Bản hậu thuẫn đã đề xuất mua lại công ty vật liệu bán dẫn khổng lồ JSR với giá 903,9 tỷ yên (6,3 tỷ USD).

Chất bán dẫn là một số những sản phẩm công nghệ quan trọng nhất hiện nay. Chúng có tác dụng đối với hầu hết mọi vật dụng điện tử, từ điện thoại thông minh cho đến ô tô và tủ lạnh, đồng thời được coi như chiếc chìa khóa cho các ứng dụng quân sự và trí thông minh nhân tạo đang ngày một phát triển mạnh mẽ.

Tin liên quan

Mở rộng thị trường xuất khẩu vải thiều thông qua “cầu nối” Thương vụ

Mở rộng thị trường xuất khẩu vải thiều thông qua “cầu nối” Thương vụ

Từ những thị trường “láng giềng” trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore,… đến các thị trường khó tính hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ, Anh,… vải thiều Việt Nam đã được đẩy mạnh xuất khẩu đến hơn 30 quốc gia/vùng lãnh thổ. Trong kết quả này không thể không kể đến những đóng góp của hệ thống Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài khi đã tích cực phát huy vai trò “cầu nối”xúc tiến thương mại thời gian qua.
Để giảm nhập siêu từ Hàn Quốc

Để giảm nhập siêu từ Hàn Quốc

Để giảm nhập siêu từ Hàn Quốc, cần tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm, hàng hóa Việt Nam bằng cách đầu tư nhiều hơn cho công nghiệp hỗ trợ để giảm nhập siêu mặt hàng máy móc thiết bị. Đồng thời, nhà nước cần hỗ trợ khuyến khích nông dân và các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp.
Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.