Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, vốn Hàn Quốc vào Việt Nam ngày càng ổn định

Những năm gần đây, Hàn Quốc đã trở thành quốc gia đi đầu cả về số lượng dự án, số vốn FDI đầu tư vào Việt Nam. Đóng góp lớn vào thành công này là những chaebol (tài phiệt) hàng đầu xứ sở kim chi như Samsung, LG, Hyosung, Hyundai...

Hàn Quốc

Hàn Quốc bắt đầu đầu tư vào Việt Nam từ những năm 1990 và nhanh chóng trở thành nhà đầu tư lớn ở Việt Nam. Tính đến năm 2008, có 2.114 doanh nghiệp Hàn Quốc hoạt động ở Việt Nam với tổng số vốn lũy kế là 18,952 tỷ USD.

Đặc biệt, kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2012, đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam đã tăng vọt.

Số liệu thống kê cho thấy, năm 2013, vốn đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam mới đạt 3,8 tỷ USD, nhưng chỉ sau đó một năm, vốn đầu tư đã tăng gần gấp đôi lên 6,1 tỷ USD và trở thành nhà đầu tư lớn nhất Việt Nam.

Quảng cáo

Sau đó, vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam tăng liên tục và ổn định qua các năm. Cụ thể, năm 2015, số vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam là 6,72 tỷ USD; năm 2016 là 7 tỷ USD; năm 2017 đạt 8,49 tỷ USD; năm 2018 là 7,2 tỷ USD; năm 2019 là 7,92 tỷ USD.

Năm 2020, do tác động của đại dịch Covid-19, vốn đầu tư giảm sâu nhưng vẫn đạt 3,9 tỷ USD, đến năm 2021 số vốn tăng trở lại, đạt 7,4 tỷ USD.

Tuy vậy, đến năm 2022, do suy giảm kinh tế toàn cầu cùng tác động từ cuộc xung đột Nga – Ukraine… vốn đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam đã giảm xuống 4,88 tỷ USD. Song, Hàn Quốc vẫn là đối tác đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng dự án đầu tư và góp vốn, mua cổ phần nhiều nhất (chiếm 20,4% số dự án mới, 32,6% số lượt điều chỉnh và 34,1% số lượt góp vốn, mua cổ phần).

Đáng chú ý, trước đây, các dự án FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam chủ yếu có quy mô nhỏ và vừa thì hiện nay, đã có hàng loạt các dự án đầu tư quy mô lớn, điển hình là các dự án của Samsung vào Bắc Ninh, Thái Nguyên, TP.HCM, đầu tư của tập đoàn LG tại Hải Phòng. Việt Nam đã trở thành cứ điểm sản xuất toàn cầu của nhiều tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc.

Cùng với đó là nhiều dự án lớn của các nhà đầu tư khác tại Việt Nam như Dự án nhà máy sản xuất gang thép của Tập đoàn Posco đầu tư với vốn đăng ký 1,126 tỷ USD; Dự án xây dựng tổ hợp văn phòng và khách sạn Landmark Tower của Tập đoàn Keangnam với tổng số vốn đầu tư 1 tỷ USD; Dự án xây dựng cụm tháp đôi khách sạn 5 sao Hà Nội Plaza và khu văn phòng cao cấp với tổng vốn đầu tư 500 triệu USD của Tập đoàn Charmvit…

Về lĩnh vực đầu tư, trong những năm đầu, Hàn Quốc là một trong những quốc gia đầu tư mạnh vào ngành dệt may tại Việt Nam; gần đây là lĩnh vực công nghệ cao. Cùng với thời gian, vốn đầu tư của Hàn Quốc mở rộng sang các lĩnh vực mới như xây dựng, bất động sản, phân phối, bán lẻ, văn phòng, khách sạn, bảo hiểm… Tính đến năm 2022, vốn FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng vốn đầu tư với 86%.

Để giảm nhập siêu từ Hàn Quốc

Để giảm nhập siêu từ Hàn Quốc

Để giảm nhập siêu từ Hàn Quốc, cần tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm, hàng hóa Việt Nam bằng cách đầu tư nhiều hơn cho công nghiệp hỗ trợ để giảm nhập siêu mặt hàng máy móc thiết bị. Đồng thời, nhà nước cần hỗ trợ khuyến khích nông dân và các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp.
Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.