Điều chỉnh Dự án 'Đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1'

Theo phê duyệt, chiều dài Dự án dự kiến khoảng 26,6 km, điểm đầu kết nối với tuyến N2 tại khu vực thị trấn Mỹ An (Đồng Tháp), điểm cuối kết nối với nút giao An Bình thuộc Dự án Kết nối khu vực trung tâm đồng bằng Mê Kông.

Điều chỉnh Dự án 'Đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1'
Dự án cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1 với tổng chiều dài hơn 27km, đi qua 2 tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang. Ảnh minh họa

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 1730/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án “Đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1” sử dụng vốn vay ODA của Hàn Quốc.

Theo phê duyệt, chiều dài Dự án dự kiến khoảng 26,6 km, điểm đầu kết nối với tuyến N2 tại khu vực thị trấn Mỹ An (Đồng Tháp), điểm cuối kết nối với nút giao An Bình thuộc Dự án Kết nối khu vực trung tâm đồng bằng Mê Kông.

Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 6.209,77 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn dự kiến:

- Vốn vay ODA của EDCF khoảng 4.462,47 tỷ đồng (tương đương 188,12 triệu USD), được sử dụng để thanh toán chi phí xây dựng, thiết bị; chi phí tư vấn giám sát thi công (không bao gồm thuế VAT), dự phòng phần vốn ODA.

- Vốn đối ứng khoảng 1.747,30 tỷ đồng, được sử dụng để thanh toán thuế VAT (phần chi phí xây dựng, thiết bị; chi phí tư vấn giám sát thi công), chi phí QLDA, chi phí tư vấn trong nước như: Chi phí khảo sát, lập dự án đầu tư; chi phí tư vấn khảo sát, lập thiết kế kỹ thuật; thẩm tra thiết kế kỹ thuật, chi phí thẩm tra, quyết toán dự án hoàn thành, chi phí khác... theo các quy định hiện hành; chi phí giải phóng mặt bằng; dự phòng phần vốn đối ứng, phí dịch vụ.

Giai đoạn 2021 - 2025, dự kiến bố trí khoảng 3.700 tỷ đồng, trong đó bao gồm 2.692 tỷ đồng vốn nước ngoài, 1.008 tỷ đồng vốn đối ứng; giai đoạn 2026 - 2030 dự kiến bố trí khoảng 2.509 tỷ đồng, trong đó bao gồm 1.770 tỷ đồng vốn nước ngoài, 739 tỷ đồng vốn đối ứng. Các nội dung khác giữ nguyên theo Quyết định số 2203/QĐ-TTg ngày 27/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về chủ trương đầu tư dự án.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm toàn diện về đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án và tính chính xác của các thông tin, số liệu trong báo cáo điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lập, thẩm định, quyết định dự án đầu tư và tổ chức triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện thực tế (như chiều dài, hướng tuyến, các yếu tố kỹ thuật trên cơ sở giải pháp thiết kế), bảo đảm hiệu quả đầu tư; bố trí đủ kế hoạch vốn theo tiến độ dự án.

Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Tài chính và Nhà tài trợ để đàm phán Thỏa thuận vay cho Dự án theo đúng quy định.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện về kết quả thẩm định và nội dung tại Báo cáo thẩm định số 4353/BC-BKHĐT ngày 9/6/2023 theo đúng quy định pháp luật; thông báo chính thức cho nhà tài trợ nước ngoài về quyết định phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án và đề nghị xem xét tài trợ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải rà soát, cân đối nguồn vốn để triển khai Dự án theo đúng quy định pháp luật.

Tháng 12/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1.

Dự án cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1 với tổng chiều dài hơn 27km, đi qua 2 tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang.

Dự án được chia thành 2 dự án thành phần, gồm: Dự án thành phần 1 dài 16 km qua địa phận tỉnh Đồng Tháp; Dự án thành phần 2 dài hơn 11 km đi qua địa phận Đồng Tháp và Tiền Giang.

Giai đoạn 1, dự án sẽ được đầu tư với quy mô 4 làn xe, chiều rộng nền đường là 17m, vận tốc khai thác 80 km/h. Giai đoạn hoàn chỉnh, dự án được đầu tư quy mô 6 làn xe, bề rộng nền đường 32,25m, vận tốc thiết kế 100 km/h.

Cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1 khi hoàn thành sẽ để kết nối khu vực trung tâm đồng bằng Mê Kông; hoàn thiện, kết nối tuyến N2, đường Hồ Chí Minh và tuyến đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây. Đồng thời, từng bước hoàn chỉnh mạng lưới giao thông đường bộ kết nối giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội bền vững, bảo đảm an ninh quốc phòng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và các tỉnh Long An, Đồng Tháp nói riêng.

Đa dạng hóa thị trường, mặt hàng xuất khẩu

Đa dạng hóa thị trường, mặt hàng xuất khẩu

Hoạt động XTTM với nòng cốt là Chương trình cấp quốc gia về XTTM đã được triển khai với định hướng đa dạng hóa thị trường, mặt hàng xuất khẩu; tăng cường tận dụng cơ hội từ các thị trường có FTA; tăng cường các hoạt động XTTM liên kết vùng, miền để đảm bảo thị trường ổn định cho xuất khẩu.

Cá tra Việt băng qua Thái Bình Dương đến Mexico

Cá tra Việt băng qua Thái Bình Dương đến Mexico

Với khoảng cách 14.600 km, xuất khẩu qua đường biển từ các cảng chính của Việt Nam đến các cảng biển chính của Mexico phải mất từ 45-55 ngày, nhưng con cá tra Việt Nam không ngại băng qua Thái Bình Dương để trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực.

Hải Dương yêu cầu 4 huyện khẩn trương triển khai các phần việc liên quan Dự án đường dây 500 kV mạch 3

Hải Dương yêu cầu 4 huyện khẩn trương triển khai các phần việc liên quan Dự án đường dây 500 kV mạch 3

UBND tỉnh Hải Dương vừa có Văn bản số 4070/UBND - VP gửi các sở, ngành, địa phương trong tỉnh chỉ đạo việc thực hiện kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhằm triển khai dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.