Lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng ngân hàng nào cao nhất tháng 9/2024?

Chuyên gia của MBS dự báo lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại lớn có thể nhích thêm 0,5 điểm phần trăm...

Khảo sát biểu lãi suất niêm yết tại các ngân hàng thương mại cho thấy, phạm vi lãi suất huy động đối với kỳ hạn 6 tháng hiện đang được triển khai trong khoảng 2,9 – 5,55%/năm. Theo đó, một số ngân hàng tiếp đà tăng lãi suất so với cùng kỳ tháng trước.

Cụ thể như sau, mức lãi suất huy động cao nhất tại kỳ hạn 6 tháng theo ghi nhận là 5,55%/năm, được triển khai tại ngân hàng CBBank. Tuy nhiên, mức lãi suất này chỉ áp dụng với các khoản tiết kiệm online. Nếu khách hàng gửi tiền tại quầy sẽ nhận được mức lãi suất thấp hơn, chỉ còn 5,4%/năm.

Tiếp theo, ngân hàng NCB ấn định lãi suất 5,35%/năm đối với hình thức Tiết kiệm An Phú. Khách hàng có nhu cầu gửi tiền tại quầy, mức lãi suất được điều chỉnh giảm 0,1 điểm phần trăm, còn 5,25%/năm.

Song song với đó, các ngân hàng Eximbank, KienlongBank và VietBank ấn định mức lãi suất 5,2%/năm cho kỳ hạn 6 tháng đối với hình thức tiết kiệm online. Trường hợp khách hàng gửi tiền tại quầy sẽ được hưởng mức lãi suất lần lượt là 4,7%/năm (Eximbank) và 4,8%/năm (KienlongBank và VietBank).

Trong tháng này, 5%/năm là mức lãi suất huy động được nhiều ngân hàng niêm yết cho kỳ hạn 6 tháng đối với hình thức tiết kiệm online như: ABBank, Bac A Bank, Nam A Bank, PGBank và SHB.

Theo sau là mức lãi suất 4,9%/năm được ngân hàng OCB và Sacombank triển khai cho các khoản tiền gửi kỳ online hạn 6 tháng. Đối với hình thức tiết kiệm truyền thống, OCB và Sacombank ấn định lãi suất thấp hơn, lần lượt ở mức 4,8%/năm và 4,2%/năm.

Cùng kỳ hạn gửi tiền, ngân hàng GPBank ấn định lãi suất là 4,85% đối với hình thức tiết kiệm online và 4,2%/năm đối với hình thức tiết kiệm truyền thống. Thấp hơn một chút, 4,8% năm là mức lãi suất được triển khai tại các ngân hàng Saigonbank và Viet A Bank dành cho các khoản tiền gửi kỳ hạn 6 tháng.

Cùng với đó, hai ngân hàng LPBank và TPBank đang huy động lãi suất đối với các khoản tiền gửi thời hạn 6 tháng ở mức 4,7%/năm trong tháng này. Thấp hơn 0,1 điểm phần trăm là mức lãi suất 4,6%/năm đang được ấn định tại ngân hàng MSB và VIB.

Trong khi đó, ngân hàng PVcomBank huy động mức lãi suất 4,5%/năm đối với kỳ hạn gửi tiền 6 tháng.

Bước sang tháng mới, một số ngân hàng vẫn ấn định lãi suất ở mức dưới 4,4%/năm như: ACB (4,15%/năm), MB (4%/năm), SeABank (3,75%/năm), SCB (2,9%/năm)…

Như thường lệ, lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng tại ngân hàng VPBank vẫn được chia thành 5 hạn mức tiền gửi. Trong đó, đối với hình thức gửi tiền trực tuyến hạn mức dưới 1 tỷ đồng, lãi suất được niêm yết ở mức 5%/năm; từ 1 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng và từ 3 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng vẫn là 5%/năm; từ 10 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng là 5,1%/năm và từ 50 tỷ đồng trở lên là 5,2%/năm, đồng loạt tăng 0,2 điểm phần trăm so với tháng 8/2024.

Đối với biểu lãi suất tiết kiệm tại quầy tại thời hạn 6 tháng, khách hàng của VPBank sẽ nhận về mức lãi suất thấp hơn 0,1 điểm phần trăm so với mức lãi suất tương ứng trên biểu lãi suất huy động online.

Khảo sát biểu lãi suất tiết kiệm thường của ngân hàng Techcombank kỳ hạn 6 tháng, khách hàng cá nhân và hội viên Inspire sẽ nhận được lãi suất là 4,4%/năm, khách hàng Priority và khách hàng Private sẽ nhận được lãi suất cao hơn, lần lượt ở mức 4,55%/năm và 4,6%/năm. So với tháng 8/2024, mức lãi suất này được điều chỉnh tăng 0,3 điểm phần trăm.

Đối với nhóm ngân hàng quốc doanh, mức lãi suất huy động đối với kỳ hạn 6 tháng tại Agribank, BIDV và VietinBank tiếp tục duy trì ổn định, ở mức 3%/năm trong tháng này.

Trong khi đó, ngân hàng Vietcombank lại áp dụng mức lãi suất tiết kiệm thấp hơn, chỉ 2,9%/năm. So với các ngân hàng thương mại được khảo sát, đây cũng là mức lãi suất tiền gửi thấp nhất cho kỳ hạn 6 tháng.

17FD2689-2607-452C-88EA-EE26955F4787.JPEG

Có thể thấy, làn sóng tăng lãi suất tiết kiệm bắt đầu mạnh lên từ đầu tháng 4 đến nay. Dù lãi suất chưa ở mức quá cao, nhưng trong bối cảnh các kênh đầu tư như chứng khoán và bất động sản chưa có dấu hiệu hồi phục rõ ràng, tiền nhàn rỗi vẫn được gửi vào ngân hàng, dẫn đến sự tăng trưởng kỷ lục. Theo số liệu thống kê, tiền gửi từ người dân và các tổ chức vào hệ thống ngân hàng đã đạt khoảng 15 triệu tỷ đồng.

Về diễn biến xu hướng lãi suất trong thời gian tới, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng, lãi suất huy động không còn dư địa giảm thêm dưới áp lực của tỷ giá và lạm phát.

Theo đó, áp lực lạm phát dự kiến sẽ tăng từ thời điểm quý 3/2024 dưới áp lực đến từ giá lương thực, thực phẩm tăng; giá điện, giá nhà tăng khi thị trường bất động sản hồi phục và điều chỉnh lương cơ sở.

Đồng thời, áp lực chênh lệch tỷ giá giữa đồng USD/VND khiến mặt bằng lãi suất khó có dư địa giảm thêm, VCBS nhận định.

Còn theo nhóm phân tích từ Công ty Chứng khoán MB (MBS), một trong những yếu tố thúc đẩy lãi suất gửi tiết kiệm đi lên là do tín dụng đang tăng nhanh gấp 3 lần so với tốc độ tăng của huy động vốn.

Số liệu của Ngân hàng Nhà nước đến hết tháng 6, tăng trưởng tín dụng của hệ thống đạt khoảng 6%, tăng mạnh trong bối cảnh 2 tháng đầu năm tín dụng tăng trưởng âm. Điều này đã khiến các ngân hàng ráo riết tăng lãi suất huy động nhằm nâng cao tính cạnh tranh của kênh tiết kiệm so với các kênh đầu tư khác trên thị trường.

Chuyên gia của MBS dự báo lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại lớn có thể nhích thêm 0,5 điểm phần trăm, quay về mức 5,2 - 5,5%/năm vào cuối năm nay.

Tin liên quan

Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.