Nvidia "đè" S&P và Nasdaq lao dốc

S&P 500 và Nasdaq đóng cửa giảm nhẹ trong phiên 21/6 do cổ phiếu Nvidia sụt giảm ở ngày thứ hai liên tiếp đã kéo lĩnh vực công nghệ đi xuống…

Kết thúc phiên 21/6, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 15,57 điểm (+0,04%) lên 39.150,33 điểm, S&P 500 mất 8,55 điểm (-0,16%) xuống 5.464,62 điểm và Nasdaq Composite giảm 32,23 điểm (-0,18%) còn 17.689,36 điểm.

Trong số 11 lĩnh vực thuộc S&P 500, công nghệ là ngành có mức giảm lớn nhất, giảm 0,84% do chịu áp lực bởi Nvidia. Ngược lại, ngành dịch vụ truyền thông dẫn đầu đà tăng.

Cổ phiếu của các công ty vốn hóa lớn như Microsoft, Alphabet, Amazon.com đều tăng từ 0,92% đến 1,89%. Apple giảm 1,04%.

Cổ phiếu Spirit AeroSystems tăng khoảng 6% nhờ báo cáo của Reuters cho biết Boeing sắp đạt được thỏa thuận mua lại nhà cung cấp phụ tùng máy bay này sau nhiều tháng đàm phán.

Sarepta Therapeutics leo vọt 30,14% sau khi FDA Mỹ cho phép mở rộng việc sử dụng liệu pháp gen của công ty tới những bệnh nhân mắc chứng loạn dưỡng cơ Duchenne từ bốn tuổi trở lên.

Cổ phiếu Nvidia giảm 3,22%, trong khi cổ phiếu bán dẫn Qualcomm, Broadcom và Micron Technology trượt từ 1,36% đến 4,38%.

“Chúng ta đã có một giai đoạn tăng trưởng rất mạnh mẽ, đặc biệt là chỉ số S&P 500 trong vài tuần qua. Vì vậy, không ngạc nhiên khi mọi thứ tạm nghỉ và lắng xuống”, Zachary Hill, người đứng đầu bộ phận quản lý danh mục đầu tư tại Horizon Investments giải thích.

Đà tăng mạnh mẽ của Phố Wall kể từ cuối năm 2023 chủ yếu được thúc đẩy bởi những công ty như Nvidia và một số cổ phiếu có tỷ trọng lớn khác có liên quan đến trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, các nhà phân tích đã nêu lên mối lo ngại về tính bền vững của mức định giá này.

Giao dịch của thị trường chứng khoán vào thứ Sáu có thể biến động mạnh hơn bình thường do ảnh hưởng của Ngày Triple Witching. Đây là ngày đồng thời đáo hạn ba loại hợp đồng: quyền chọn mua/bán cổ phiếu (stock options), quyền chọn mua/bán chỉ số chứng khoán (stock index options) và hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán (stock index futures).

Khối lượng giao dịch trên các sàn chứng khoán Mỹ là 17,68 tỷ cổ phiếu, cao hơn so với mức trung bình 12,05 tỷ cổ phiếu trong 20 ngày giao dịch vừa qua.

Về khía cạnh kinh tế, báo cáo mới đây cho thấy hoạt động kinh doanh của Mỹ đã đạt mức cao nhất trong 26 tháng qua vào tháng 6, nhờ vào sự phục hồi của việc làm. Trong khi đó, áp lực giá hạ bớt đang cho thấy tình trạng lạm phát gần đây có thể tiếp tục giảm tốc.

Chỉ số PMI của lĩnh vực dịch vụ đã tăng lên 55,1 trong tháng này, cao hơn kỳ vọng là 53,7. Chỉ số PMI của lĩnh vực sản xuất nhích nhẹ lên 51,7, cũng cao hơn so với dự báo 51 điểm.

Tuy nhiên, doanh số bán nhà của Mỹ trong tháng 5 giảm xuống mức 4,11 triệu căn tính theo mùa, thấp hơn dự kiến là 4,10 triệu căn.

Theo dữ liệu FedWatch của LSEG, các thị trường vẫn đang đặt cược 58% Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm vào tháng 9 và dự kiến sẽ có hai lần cắt giảm lãi suất trong năm nay.

GIÁ DẦU QUAY ĐẦU GIẢM NHẸ

Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm khoảng gần 1% vào phiên 21/6 do lo ngại rằng nhu cầu dầu toàn cầu có thể bị ảnh hưởng bởi đồng USD và tin tức tiêu cực từ một số nơi trên thế giới.

Hợp đồng tương lai dầu Brent giảm 47 cent, tương đương 0,6%, xuống mức 85,24 USD/thùng, trong khi đó dầu thô WTI của Mỹ kết thúc phiên giảm 56 cent, tương đương 0,7%, xuống mức 80,73 USD/thùng.

Trong tuần, cả hai loại dầu thô chuẩn đều tăng khoảng 3%, thấp hơn một chút so với mức tăng 4% vào tuần trước.

Chỉ số US Index đã tăng lên mức cao nhất trong 7 tuần so với các rổ tiền tệ khác nhờ cách tiếp cận kiên nhẫn của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong việc cắt giảm lãi suất, trái ngược với quan điểm ôn hòa hơn ở những nơi khác.

Fed đã tăng lãi suất mạnh mẽ vào năm 2022 và 2023 để kiềm chế lạm phát gia tăng. Lãi suất cao hơn đã làm tăng chi phí đi vay đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp, điều này có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế và giảm nhu cầu về dầu.

Việc đồng USD mạnh lên cũng có thể ảnh hưởng tới nhu cầu bởi nó làm cho các mặt hàng được định giá bằng đồng bạc xanh trở nên đắt đỏ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.

Tin liên quan

Lãi suất huy động tăng trở lại, người dân ồ ạt gửi tiền kỷ lục vào ngân hàng

Lãi suất huy động tăng trở lại, người dân ồ ạt gửi tiền kỷ lục vào ngân hàng

Cả tiền gửi cá nhân và tiền gửi của tổ chức kinh tế đều tăng trưởng dương trong tháng 3. Trong đó, tiền gửi của dân cư lập kỷ lục mới, đạt gần 6,68 triệu tỷ đồng, tăng 2,2% so với đầu năm. Tiền gửi của doanh nghiệp đạt 6,62 triệu tỷ đồng, giảm 3,14% - tương ứng hơn 210.000 tỷ đồng so với đầu năm...
Có bán, có mua

Có bán, có mua

Việc nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài bán ròng trên thị trường chứng khoán (TTCK) nhiều tháng qua không có gì mới lạ. Và thực tế thì VN Index cũng không chịu ảnh hưởng quá nhiều mà trái lại, luôn có nhiều diễn biến tích cực và cơ hội cho tất cả NĐT.
VN-Index sẽ tiếp tục xu hướng giằng co quanh 1.295-1.300 điểm

VN-Index sẽ tiếp tục xu hướng giằng co quanh 1.295-1.300 điểm

VN-Index sẽ tiếp tục có xu hướng giằng co trong phiên sáng để kiểm định lại vùng hỗ trợ tại 1.295-1.300 điểm. Kỳ vọng lực mua sẽ mạnh lên và chiếm ưu thế trong phiên chiều tại phân khúc vốn hóa lớn để dẫn dắt VN-Index hướng lên ngưỡng kháng cự tiếp theo quanh 1.315 điểm...
Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.