4 doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền đáng ý chú tuần này

Trong tuần này (từ 20-26/3) có đến 19 doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền trong đó có những cái tên đáng chú ý...

Đáng nói đầu tiên là Ngân hàng TPBank (Mã chứng khoán: TPB). Ngân hàng này đã có thông báo về việc chốt quyền trả cổ tức bằng tiền năm 2023 với tỷ lệ lên đến 25% (tức một cổ phiếu được nhận 2.500 đồng). Ngày giao dịch không hưởng quyền là 20/3. Ngày đăng ký cuối cùng là 21/3. Ngày thực hiện thanh toán là 3/4.

Với khoảng 1,58 tỷ cổ phiếu đang lưu hành và không có cổ phiếu quỹ, ước tính Ngân hàng TPBank sẽ chi khoảng hơn 3.950 tỷ đồng để trả cổ tức. Nguồn chi trả sẽ lấy từ lợi nhuận chưa phân phối còn đến năm 2021 sau khi trích lập các quỹ.

Việc chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ khá cao đến từ việc Ngân hàng TPBank đã vượt kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2022 đến 30%, ước đạt 7.828 tỷ đồng. Việc chia cổ tức bằng tiền cũng cho thấy ngân hàng này không gặp sức ép về việc tăng vốn điều lệ.

Hiện, Ngân hàng TPBank có vốn điều lệ 15.818 tỷ đồng và thuộc nhóm ngân hàng có vốn điều lệ tầm trung. Năm 2022, Ngân hàng TPBank tiến hành chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 34% với mục tiêu tăng vốn điều lệ. Sau khi phát hành thành công, vốn điều lệ sẽ đạt trên 21.142 tỷ đồng, lọt top 10 ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất.

Cái tên được nhắc đến thứ 2 là Tái bảo hiểm PVI (Mã chứng khoán: PRE). Doanh nghiệp này chốt quyền trả cổ tức bằng tiền đợt 2 năm 2023 với tỷ lệ 5% (một cổ phiếu được nhận 500 đồng). Ngày giao dịch không hưởng quyền là 20/3. Ngày đăng ký cuối cùng là 21/3. Ngày thực hiện thanh toán là 31/3.

PVI có một năm 2022 kinh doanh được chính ông Jens Holger Wohlthat - Chủ tịch Hội đồng quản trị đánh giá là thành công nhất trong 27 năm hoạt động. Lợi nhuận trước thuế đạt hơn 1.1 nghìn tỷ, duy trì mức tăng trong 5 năm liên tiếp.Nhờ đó, PVI vẫn tiếp tục duy trì vị trí đẫn đầu cả về doanh thu, lợi nhuận và thị phần ở cả hai mảng bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm.

Đặc biệt, PVI nắm giữ một lượng lớn tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn lớn trên 7.000 tỷ cùng với danh mục chứng khoán có thanh khoản cao, sẵn sàng để thanh toán các nghĩa vụ đối với khách hàng và đối tác.

Cuối năm 2022, PVI đã chào bán thêm 31,6 triệu cổ phiếu (mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu) với giá chào bán 20.000 đồng/cổ phiếu nhằm huy động 632 tỷ đồng. Được biết, kế hoạch tăng vốn điều lệ này đã được lên kế hoạch từ quý 4/2021 nhưng đến tận tháng 12/2022, doanh nghiệp này mới triển khai thành công được kế hoạch chào bán. Như vậy, trong năm 2023, nhiều khả năng PVI không gặp áp lực nào về việc trả cổ tức để tăng vốn điều lệ.

Cái tên đáng chú ý thứ 3 là Nhơn Trạch 2 (Mã chứng khoán: NT2). Doanh nghiệp này chốt quyền tạm ứng cổ tức bằng tiền đợt 1 năm 2022 với tỷ lệ 10% (một cổ phiếu được nhận 1.000 đồng). Ngày giao dịch không hưởng quyền là 23/3. Ngày đăng ký cuối cùng là 24/3. Ngày thực hiện thanh toán là 31/3.

Với hơn hơn 287,8 cổ phiếu đang lưu hành, Nhơn Trạch 2 sẽ cần chi tương đương 287,8 tỷ đồng để trả cổ tức đợt này cho cổ đông. Công ty cho biết nguồn thực hiện chi trả từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2022.

Năm 2022, Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 đã thông qua kế hoạch chia cổ tức bằng tiền tỷ lệ 15%. Sau đợt tạm ứng cổ này này, Nhơn Trạch 2 vẫn còn khoảng 144 tỷ đồng cổ tức cần chi trả.

Việc quyết định tạm ứng cổ tức này diễn ra trong bối cảnh đặc biệt khi Nhơn Trạch 2 công bố đính chính lại một vài chỉ tiêu tài chính đã công bố trong Báo cáo tài chính quý 4/2022. Nhơn Trạch 2 đã hoàn nhập trích lập dự phòng chi phí quản lý doanh nghiệp với giá trị hơn 198 tỷ đồng giúp khoản mục này giảm từ 82,3 tỷ đồng, xuống còn âm hơn 115 tỷ đồng. Nhờ vậy, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng mạnh từ 5,7 tỷ đồng lên 159,8 tỷ đồng, gấp 28 lần trong báo cáo tài chính. Nhờ đó, năm 2022, Nhơn Trạch báo lãi 883 tỷ đồng, tăng 65% so với kế hoạch đã thực hiện năm 2021.

Doanh nghiệp cần được chú ý cuối cùng trong danh sách này là Công ty Cổ phần Kỹ thuật Điện Toàn cầu (Mã chứng khoán: GLT) thông báo chốt quyền trả cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 22/3. Dự kiến thanh toán vào ngày 31/3. Tỷ lệ thực hiện là 10%, tương đương cổ đông sở hữu nhận được 1.000 đồng/cổ phiếu. Với hơn 8,13 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính Điện Toàn Cầu cần chi hơn 8,1 tỷ đồng để hoàn tất đợt tạm ứng này.

trả cổ tức bằng tiềnDiễn biến giá cổ phiếu Điện Toàn cầu từ đầu tháng 3/2023

Ngoài ra, Điện Toàn Cầu cũng chốt quyền trả cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu, với tỷ lệ thực hiện 10:1 (cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu nhận được 1 cổ phiếu mới). Ước tính, doanh nghiệp này cần phát hành khoảng 813.000 cổ phiếu mới để thực hiện chi trả cho cổ đông và tăng vốn điều lệ thêm 8 tỷ đồng.

Điện Toàn Cầu không phải là một cái tên nổi bật trên thị trường chứng khoán, thanh khoản giao dịch cổ phiếu GLT cũng tương đối thấp.

‘Tránh tình trạng tăng trưởng trước, dọn dẹp sau’

‘Tránh tình trạng tăng trưởng trước, dọn dẹp sau’

Việt Nam đang tập trung cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, trong đó khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ và chuyển đổi số, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định.
Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận thu hơn 2 tỷ đồng/ngày

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận thu hơn 2 tỷ đồng/ngày

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận dài 51 km, tổng vốn đầu tư hơn 12.600 tỷ đồng, rộng 16m, 4 làn xe, hoạt động từ cuối tháng 4 và chính thức thu phí từ ngày 9/8/2022. Trung bình mỗi ngày có khoảng 17.900 lượt xe lưu thông, đạt doanh thu hơn 2 tỷ đồng…
Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.